Là một nước nông nghiệp, lại có hệ thực vật đa dạng, Việt Nam được đánh giá là rất giàu tiềm năng để phát triển năng lượng sinh khối.

Phát triển năng lượng sinh khối không chỉ là vấn đề năng lượng mà còn là vấn đề xử lý chất thải gây ảnh hưởng đến môi trường hiện nay và trong tương lai. Hiện Hà Nội và Hồ Chí Minh mỗi ngày thải trên 7.000 tấn rác mỗi ngày, nếu phát triển năng lượng sinh khối tại Việt Nam thì vấn đề môi trường sẽ có cơ hội được giải quyết dứt điểm, góp phần vào việc phát triển năng lượng bền vững của Việt Nam.

{keywords}
Việt Nam được đánh giá là rất giàu tiềm năng để phát triển năng lượng sinh khối.

Nếu tận dụng được nguồn năng lượng này không những sẽ góp phần quan trọng giải quyết bài toán đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, mà theo đánh giá của nhiều chuyên gia, việc phát triển được năng lượng sinh khối còn giúp tận dụng được kho dự trữ sinh học vô cùng phong phú của Việt Nam, qua đó góp phần cải thiện sinh kế của người nông dân sống tại các vùng sâu, vùng xa.

Bởi vậy, theo Quyết định 2068 về Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam, mục tiêu phát triển năng lượng sinh khối được đề ra như sau: Ưu tiên sử dụng năng năng lượng sinh khối cho sản xuất điện, khí sinh học, sinh khối viên sử dụng trực tiếp làm nhiên liệu và nhiên liệu sinh học lỏng. Nâng tỷ lệ sử dụng phế thải của các cây công nghiệp, nông nghiệp cho mục đích năng lượng từ khoảng 45% năm 2015 lên 50% năm 2020, khoảng 60% năm 2030 và 70% năm 2050...; nâng tỷ lệ sử dụng chất thải chăn nuôi cho mục đích năng lượng (khi sinh học) từ khoảng 4%/năm lên khoảng 10%/năm vào năm 2020; 50% vào năm 2030 và 70% vào năm 2050... Tổng năng năng lượng sinh khối được sử dụng tăng 14,5 triệu tấn dầu quy đổi giai đoạn 2010-2015 lên 16,2 triệu tấn vào 2020; 32 triệu tấn vào năm 2030 và 62,5 triệu tấn vào năm 2050.

Văn Quý