GS.TS. Nguyễn Đức Khương, Chủ tịch Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam tại Pháp (AVSE), thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, hiện đang là giảng viên Tài chính kiêm Phó giám đốc phụ trách nghiên cứu của Học viện Hành chính và Quản trị kinh doanh Paris (IPAG).
Ông là diễn giả tại Diễn đàn người Việt có tầm ảnh hưởng (VGLF) khai mạc hôm nay ở Paris, Pháp.
GS.TS Nguyễn Đức Khương, Chủ tịch AVSE Global |
Đề cập tới kinh tế thời kì cách mạng công nghiệp 4.0, theo ông đâu là điểm mấu chốt? Việt Nam cần chuẩn bị những gì để không bị trễ chuyến tàu 4.0?
Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế dự trên tri thức và đổi mới sáng tạo. Sự thay đổi nhanh với nhiều đột phá trong bối cảnh CMCN 4.0 đang đưa đến những thay đổi cơ bản cơ cấu kinh tế, mô hình kinh doanh, nhu cầu, lao động và phương thức sản xuất. Đặc biệt, trí tuệ nhân tạo có thể thay thế con người trong cả dịch vụ và sản xuất. IoT (Internet vạn vật) và dữ liệu lớn sẽ cho phép nắm bắt và dự báo nhu cầu khách hàng nhanh hơn và chính xác hơn.
Bên cạnh cơ hội sử dụng những công nghệ số tiên tiến để thúc đẩy tăng trưởng, tăng năng suất, và sáng tạo giá trị mới thì thách thức là rất lớn đối với các quốc gia như Việt Nam vì khoảng cách phát triển với các nước đi tiên phong có thể bị nới rộng ra nhanh.
CMCN 4.0 tạo áp lực lớn lên việc sử dụng hiệu quả các nguồn nguyên nhiên vật liệu, xây dựng các cơ sở dữ liệu mới, cải tiến các quy trình sản xuất, và nâng cao năng lực cạnh trạnh (tạo sự khác biệt cần thiết). Lý do chính ở đây là khả năng tiếp cận với tri thức và công nghệ được mở đối với tất cả các quốc gia.
Tập trung vào nguồn lực con người và chất lượng của nguồn lực con người chính là mấu chốt để hội nhập, bắt kịp và tranh thủ lợi thế đi sau của Việt Nam trong xu thế chuyển đổi số.
Yêu cầu đặt ra là có con người với những kỹ năng cần thiết, năng lực sáng tạo và khả năng thích ứng nhanh với môi trường công nghệ thay đổi liên tục. Phân tầng và dự báo nhu cầu lao động (cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật…) ngay từ trong quá trình đào tạo đối với những ngành kinh tế trọng điểm của đất nước là hết sức cần thiết.
Theo ông, các nhà khoa học, nhà kinh tế, trí thức Việt Nam đang thành đạt ở nước ngoài, nếu có lời mời hay cơ hội về Việt Nam, hoặc muốn đầu tư phá ttriển ở Việt Nam, họ mong đợi điều gì?
Theo kết quả khảo sát thu hút nhân tài gần đây của AVSE Global trên hơn 400 người Việt đang sinh sống và làm việc ở 31 quốc khác nhau (53% có học vị tiến sĩ, 39% trình độ thạc sĩ, 2% giáo sư và 5% là phó giáo sư), 54% đã lựa chọn mong muốn tạo ra những thay đổi tại Việt Nam là lý do tiên quyết để họ quay về.
Những lý do khác có thể kể như nhìn thấy cơ hội phát triển sự nghiệp tại Việt Nam (38%), được nhìn nhận, cống hiến và thăng tiến ở Việt Nam (26%), nhìn thấy cơ hội khởi nghiệp (21%). Khi được đặt câu hỏi về những yếu tố thu hút nguồn lực trở về quê hương, 60% lựa chọn gia đình, 50% lựa chọn cơ hội nhìn nhận, cống hiến và thăng tiến, các yếu tố khác như tạo sự ảnh hưởng tích cực tới kinh tế - xã hội, môi trường làm việc, lương bổng.
Rõ ràng là người Việt thì mãi là người Việt và đều mong muốn đóng góp cho quê hương. Tuy nhiên, để trả lời câu hỏi mong đợi gì thì sẽ phụ thuộc vào từng phân lớp nguồn lực. Những nguồn lực chất lượng cao và trẻ (dưới 35) thì có những mong đợi thiết thực đi cùng về sự ghi nhận, cống hiến và thăng tiến. Mặt khác phân lớp chuyên gia bậc rất cao, có thâm niên công tác, thì sẽ nhìn vào tính cụ thể và sự khả thi của những đóng góp của họ khi trở về.
Với đội ngũ này, sẽ cần phải có những dự án cụ thể và chiến lược cụ thể.
Theo ông, làm thế nào để Diễn đàn Người Việt có tầm ảnh hưởng (Vietnam Global Leaders Forum) trở thành nơi quy tụ lâu dài, nơi hoạt động hiệu quả cho cộng đồng người Việt khắp thế giới mà không chỉ dừng lại một vài sự kiện?
VGLF là nơi hội tụ của người Việt có tầm ảnh hưởng, nhằm tạo ra những hợp tác tích cực, đánh thức tiềm năng đất nước, góp phần vào sự phát triển chung của Việt Nam, đưa giá trị Việt cạnh tranh toàn cầu. Sự kiện VGLF đầu tiên diễn ra ngày 30-31/3 tại Paris (Pháp) sẽ là bước đi đầu tiên cho một chiến lược quốc gia để thu hút và kết nối tài năng người Việt và gốc Việt trên toàn thế giới.
Mỗi người trong mạng lưới đã là một hình mẫu của sự nhiệt huyết, năng lượng tích cực cho việc thực hiện các hoài bão, ước mơ vươn tới những thành công của cá nhân và tập thể. Biến điều này thành cảm hứng và tạo sự lan toả cho sự phát triển chung, trên nền tảng văn hoá Việt, tri thức và công nghệ, sẽ không chỉ giúp thúc đẩy phát triển, đưa giá trị Việt ra toàn cầu, mà còn tạo được sự đoàn kết đồng lòng, tăng cường tinh thần tự tôn dân tộc trên trường quốc tế.
Những người tham dự VGLF 2019 và rất nhiều người khác không đến được lần này đều là những người tiên phong thực hiện những thách thức, dự án cụ thể có ảnh hưởng xã hội. Khi được kết nối với nhau để thúc đẩy trí tuệ và sáng tạo tập thể thì đây là nguồn lực vô cùng quý.
Khi KHCN và tri thức đóng vai trò chủ đạo trong xây dựng một nền kinh tế bền vững, phồn thịnh thì vai trò của những cánh chim đầu đàn trong thúc đẩy hợp tác quốc tế là không thể thiếu. Họ không chỉ đưa đến những hợp tác mà còn là chủ thể của các hợp tác.
VGLF không chỉ là một diễn đàn mà còn là điểm khởi đầu của một chiến lược nhân tài dài hạn, dựa trên: • Nghiên cứu sâu rộng về kinh nghiệm quốc tế thành công VGLF có những mục tiêu được xác định rõ ràng, với các kế hoạch cụ thể và bài bản để hoàn thành mục tiêu: Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) là một tổ chức tập hợp các chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở Pháp và một số nước với mục tiêu tham gia đóng góp cho Việt Nam. Hội thành lập năm 2011, hiện có gần 200 thành viên với mạng lưới liên kết khoảng 30.000 người. Những năm gần đây, AVSE Global triển khai nhiều hoạt động hợp tác trong nước, chủ yếu tập trung vào các dự án về giáo dục, công nghệ, kinh tế - tài chính, phát triển bền vững và thu hút nhân tài. |
11 hạt gạo và gia tài chục ngàn tỷ của 'con' Báo đồng bằng
Đi nước ngoài được tặng 11 hạt gạo, ông Trần Mạnh Báo đã lai tạo ra những giống lúa chất lượng cao, giúp bà con nông dân thu lợi hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm.
Thái An - Hiền Anh