"Tha Thu", "Cạn lời" hay "Mình thích thì mình làm"... là những câu cửa miệng đang gây bão mạng xã hội năm qua.

“Be Like Me” (Hãy như tôi)

{keywords}

Xuất phát từ trang web giải trí nổi tiếng thế giới 9GAG từ đầu năm nay, trào lưu “Be Like Me” (Hãy như tôi) lập tức gây bão trong cộng đồng giới trẻ Việt với những biến tướng dở khóc dở cười.

Đặc điểm nhận biết của trào lưu này đó là câu nói “Đây là…”, sau đó liệt kê ra hàng loạt đức tính “trên trời” của nhân vật được đề cập tới và rồi chốt hạ bằng câu nói “Hãy như…”.

Trong đó, đa phần đều ẩn chứa những thông điệp tích cực hướng đến các thói quen tốt như hạn chế sống ảo, không làm phiền người khác trên Facebook, không khoe khoang bản thân...

"Cái gì cũng nói hộ được lòng tôi"

{keywords}

{keywords}

Trào lưu "cái gì cũng nói hộ được lòng tôi" mới xuất hiện cuối tháng 10 vừa qua nhưng đã khiến cư dân mạng phải dậy sóng nhờ sự sáng tạo “nhảm” không bờ bến của các bạn trẻ.

Nội dung của trào lưu này đó là diễn tả nỗi buồn của những cô gái, chàng trai gặp nhiều trắc trở trong tình yêu nhưng cách thể hiện thì bá đạo không thể tưởng tượng nổi.

Được biết người mở đầu cho trào lưu này là một anh chàng người Việt có tên TP. Album ảnh mang tên "Chuyện tình buồn" gồm 14 tấm được TP đăng tải trên mạng xã hội với những mẫu câu hài hước.

Đó là: "Tất cả bật lửa này nhưng con tim em vẫn lạnh giá", "Tất cả nam châm này nhưng tôi vẫn không đủ thu hút em", "Tất cả ăng-ten này nhưng em vẫn không bắt sóng được con tim tôi"...khiến bất kỳ ai xem qua cũng phải cười nghiêng ngả.

“Cạn lời”...

{keywords}

Trong trường hợp không còn gì để nói về một vấn đề gì đó, các bạn trẻ thường sử dụng tới câu cảm thán “Cạn lời”, sau này nhiều phiên bản ăn theo khác cũng rầm rộ xuất hiện theo như “Hạn hán lời”, “Sa mạc lời” hay “Cạn kiệt lời”…

Theo lý giải của một số "dân mạng học", Cạn, sa mạc, hạn hán đều nói đến những nơi không còn nước để sự sống (lời nói) có thể tiếp tục sống (nói) nữa, cũng có nghĩa là không còn lời gì để nói với đối phương, nói chung là hết cách nói, không còn cách nào để nói để cho họ hiểu vì họ không chịu tiếp thu hoặc là quá ương bướng.

Khái niệm trên lần đầu được nhắc tới trong clip hài kịch "Đến thần tiên cũng nổi điên" của các danh hài Hoài Linh, Thúy Nga, Trường Giang, Chí Tài.

Đưa nhau đi trốn

{keywords}

Ngoài câu cửa miệng “Xách ba lô lên và đi” thì giờ đây các bạn trẻ theo chủ nghĩa thích xê dịch còn khá chuộng câu nói “Đưa nhau đi trốn” cũng là tựa đề bài hát cùng tên từng làm mưa làm gió thời gian qua.

Chỉ cần một bức ảnh chụp cảnh vu vơ nơi vừa ghé qua là bạn đã có thể tham gia vào trào lưu đậm chất sống ảo này. Nhiều bạn trẻ với phong cách "đi trốn" "chất nhất quả đất" nổi lên như những đại diện tiểu biểu của trào lưu này có thể kể tới như anh chàng hotboy Jun Vũ hay Phương Art.

Tha thu

{keywords}

{keywords}

Sơn Tùng M-TP xứng đáng là ngôi sao giải trí số 1 Việt Nam hiện nay với nhiều phát ngôn đã trở thành “huyền thoại” trong giới trẻ. 

Ví như câu nói “Tha Thu” hay “Mình thích thì mình làm thôi” của anh chàng trong trong đêm chung kết cuộc thi The Face đã lập tức biến thành “hàng hot” dành cho các thánh chế trên mạng xã hội.

Thậm chí nhiều nhà sản xuất EDM còn sử dụng phần trả lời phỏng vấn của Sơn Tùng để chế thành những bản nhạc khá bắt tai.

Like là làm

{keywords}

Từ một status “Cần 40.000 like để tự thiêu, nhảy cầu” trên mạng xã hội Facebook, “Like là làm” trở thành trào lưu xấu xí và phản cảm trong mắt của nhiều người.

Đây cũng là hồi chuông cảnh báo dành cho các bạn trẻ vốn từ lâu đã quen sống trong thế giới ảo, những người đang mang những giá trị ảo trên mạng (lượt thích, lượt share) để đánh cược với mạng sống của bản thân lẫn những người xung quanh.

{keywords}

Thời gian gần đây trên mạng xã hội thường xuyên xuất hiện cụm từ "Bố em hút rất nhiều thuốc" trong các bình luận khiến nhiều người tò mò, thậm chí có những người còn bực tức khi thấy những bình luận “vô thưởng vô phạt” này không hề liên quan tới bài đăng nhưng lại được xuất hiện quá nhiều.

Trào lưu này bắt nguồn từ bức ảnh chụp một bé gái sinh năm 1999 với cơ thể phát triển không bình thường, một dòng bình luận gây được nhiều sự chú nhất giải thích lý do: "Chúng mày có biết lý do vì sao không. Vì bố nó hút rất nhiều thuốc”. Từ đó câu nói này được nhiều người hưởng ứng.

Ngày ấy – Bây giờ

{keywords}

Xuất hiện lần đầu tiên từ cách đây vài năm nhưng sức hút từ trào lưu chụp ảnh Ngày ấy – Bây giờ vẫn chưa hề có dấu hiệu thuyên giảm. Nhiều cư dân mạng tỏ ra thích thú khi chứng kiến những bức ảnh “ngày ấy” được tái dựng lại theo phong cách “bây giờ” một cách đầy ngẫu hứng.

Lấy ý tưởng từ chức năng nhắc lại kỷ niệm cũ của facebook, trào lưu khoe ảnh xưa và nay mang lại cho mỗi người một cảm xúc khác nhau, đặc biệt là khi chứng kiến sự thay đổi của bản thân và những người xung quanh sau nhiều năm.

(Theo Dân Việt)