Ngày 8/1, bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TPHCM cho biết, Sở và các phòng chức năng đã tiếp nhận thông tin vụ việc trên và đang xử lý thông tin đến báo chí sau khi có kết quả.
BV STO Phương Đông nơi xảy ra sự cố tai biến khi mổ gãy xương bánh chè khiến bệnh nhân tử vong. Ảnh:H.T
Hiện người nhà nạn nhân đang chờ kết luận từ cơ quan chức năng về cái chết của bà L.T.H. (sinh năm 1955).
Trước đó, bà L.T.H. vấp té nên bị sưng to ở đầu gối trái. Gia đình đưa bà H. đến Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TPHCM. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán gãy kín xương bánh chè trái.
Song, lịch mổ đã kín, để được mổ, bà H. phải chờ lâu. Nóng lòng nên gia đình đã chuyển bà H. đến Bệnh viện STO Phương Đông (79 Thành Thái, Phường 14, quận 10, Hồ Chí Minh) với hy vọng viện tư mổ nhanh và dịch vụ tốt.
Ban đầu bà H. tỉnh táo, bình thường và thực hiện các xét nghiệm cận lầm sàng vào ngày 19/12/2019 cho thấy bệnh nhân bị gãy xương bánh chè gối trái và chỉ số cho thấy tim phổi bình thường. Bệnh viện cũng các nhận bà H. có tiền sử tháo đường type 2, cao huyết áp được điều trị ổn định trước khi bắt đầu vào mổ. Hai ngày sau bà bà H. được xếp lịch để mổ kết hợp xương gối trái vào ngày 21/12/2019.
Theo bệnh án tóm tắt do bệnh viện STO Phương Đông, 9 giờ 35 ngày 21/12/2019, bà H. được thăm khám trước khi mổ. Huyết áp đo được là 130/80 mmHg, chỉ số đường huyết 8.32mmol/L. Các chỉ số cho thấy bình thường nên bệnh nhân được chuyển vào phòng mổ và cho thở cho thở oxy 3 lít/phút.
Khoảng10 giờ10 cùng ngày, bệnh nhân bắt đầu được gây tê tủy sống tại vị trí L4, L5 bằng thuốc Feniham 20mcg và Chirocaiz, tiêm thuốc cầm máu Hemostop 250mg 2 ống IV. Qua 5 phút, bệnh nhân được test phản ứng với thuốc kháng sinh Auropennz 3g/lọ. Sau 15 phút, với kết quả âm tính, bệnh nhân được tiêm kháng sinh chậm.
Một ca mổ khớp gối của bệnh viện STO Phương Đông. Ảnh: K.T
Đến 10 giờ 50, trong lúc chờ mổ, bà H. đột ngột rơi vào tình trạng mất tri giác, co cứng cơ tay, chân, hàm, huyết áp tụt, mạch chậm. Bác sĩ xử trí cấp cứu đặt nội khí quản, bóp bóng, thở oxy 100%, tiêm thuốc vận mạch Adrenaline, truyền dịch, sốc điện… 11giờ 30, bệnh nhan được chuyển sang Bệnh viện Nhân dân 115 tiếp tục điều trị thì 2 ngày sau tử vong.
Ông Lê Đức Tố, Giám đốc Bệnh viện STO Phương Đông khẳng định cho nhân viên y tế có test thử phản ứng với kháng sinh, song không test phản ứng với thuốc tê. Bác sĩ Tố cho biết việc test phản ứng với kháng sinh không nằm trong quy trình bắt buộc nhưng bệnh viện vẫn thực hiện. Còn test thuốc tê thì rất ít khi thực hiện.
Và vị lãnh đạo bệnh viện cho rằng nguyên nhân bà H. tử vong thuyên tắc phổi biến chứng xảy ra đột ngột trên người cao tuổi trên nền bệnh tiểu đường và cao huyết áp. Song, hiện hội đồng chuyên môn của bệnh viện vẫn chưa có kết luận chính thức.
Gia đình nạn nhân tỏ ra nghi ngờ kết luận bệnh viền và con trai bà H. cho rằng mẹ anh bị sốc thuốc với kháng sinh hoặc thuốc tê. Họ đã 2 lần gửi đơn lên Sở Y tế TPHCM, song chưa nhận phản hồi từ nơi này và mong muốn sớm nhận được câu trả lời từ cơ quan chức năng về nguyên nhân cái chết của của bà H.
Phan Nhơn