Cô Lý, 29 tuổi ở Vũ Hán, Trung Quốc, là một người rất thích ăn lẩu, bắt đầu vào mùa đông, mỗi tuần cô ăn ít nhất 3 bữa lẩu. Tuần trước, cô Lý cùng đồng nghiệp đi ăn lẩu tại một nhà hàng, khi ăn thịt, cô Lý không thể chờ đợi chúng bớt nguội mà cho luôn vào miệng. Một lần khi cắn miếng thịt trong miệng, nước lẩu nóng từ miếng thịt “phun” vào cổ họng, lúc này cô Lý cảm thấy cổ họng rất đau rát.

{keywords}

Ăn lẩu quá nóng khiến người phụ nữ chảy máu trong cổ họng

Sau đó, cô luôn cảm thấy có vị mặn trong miệng nhưng không để ý. Đến ngày hôm sau khi đánh răng cô mới phát hiện trong cổ họng đang chảy máu, lúc này cô Lý mới vội vàng đến bệnh viện để khám. Bác sĩ kiểm tra phát hiện, có tổn thương rõ rằng ở niêm mạc khu vực amidan trên, và kèm theo chảy máu liên tục, sau khi điều trị khẩn cấp mới cầm được máu.

Sau khi tìm hiểu chi tiết về bệnh, bác sĩ Viên Côn, trưởng Khoa Tai mũi họng của Bệnh viện trung ương thành phố Vũ Hán phán đoán, khi cô Lý ăn lẩu, các mạch máu phần cổ họng bị bỏng gây nên chảy máu. Bác sĩ Viên Côn giải thích, do nhiệt độ của nước lẩu tương đối cao, nếu ăn quá nhanh, rất dễ gây bỏng ở trong miệng, phần cổ họng, thực quản và niêm mạc dạ dày.

{keywords}

Bác sĩ cảnh báo thức ăn sau khi lấy ra từ nồi cần phải để nguội mới được ăn

Do đó, bác sĩ Viên Côn cũng kiến nghị mọi người thấy khó chịu ở miệng và cổ họng (loét miệng, nhổ răng, viêm amidan,…), không nên ăn lẩu. Nhiệt độ cao của lẩu và sự kích thích của các loại gia vị sẽ làm cho bệnh tình nghiêm trọng hơn. Những người bình thường khi ăn lẩu cũng phải chú ý, nên ăn thức ăn được nấu chín kỹ, để thực phẩm nguội một chút sau khi khi lấy ra từ nồi lẩu mới được ăn.

Nếu bạn vô tình bị bỏng miệng hoặc cổ họng trong khi ăn lẩu, bạn nên uống ngay nước lạnh hoặc ngậm viên đá lạnh để làm mát cổ họng, cần phải tìm kiểm chăm sóc y tế càng sớm càng tốt nếu vết bỏng nghiêm trọng hoặc có chảy máu liên tục trong miệng.

Nguyên tắc khi ăn lẩu để đảm bảo sức khỏe

- Thời gian ăn không nên kéo dài: Các chuyên gia dinh dưỡng lại khuyên rằng khi ăn lẩu bạn không nên ngồi quá 2 tiếng. Vì nếu thời gian ăn quá lâu sẽ khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao, dạ dày, đường ruột liên tục làm việc, dịch tiêu hoá bài tiết giảm đi dẫn đến rối loạn đường tiêu hóa.

- Ăn chín, uống sôi: Không nên ăn thực phẩm chín tái, dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh như các loại giun sán từ rau, tôm, cua, ngao... ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

- Không nên ăn quá nóng: Khi ăn lẩu rất dễ khiến niêm mạc đường tiêu hóa bị bỏng. Nguyên nhân là do khoang miệng, thực quản và niêm mạc dạ dày của con người rất "mỏng manh". Thông thường chúng chỉ có thể chịu được nhiệt độ từ 50 – 600C.

- Thay nước lẩu nếu ăn lâu: Khi nước lẩu đun quá lâu sẽ khiến hàm lượng nitric tăng cao, vitamin bị phân hủy, chất béo khi đó là bão hòa, gây hại cho cơ thể nhất là tim mạch, huyết áp. Do đó, nên thay nước lẩu sau 60 phút là tốt nhất.

{keywords}

Ăn lẩu cần phải ăn kèm nhiều loại ra để giải nhiệt và cân bằng dinh dưỡng

- Ăn nhiều rau, củ, quả giải nhiệt: Trong lẩu luôn chứa rất nhiều gia vị, đặc biệt là chất cay nóng trong hành, tỏi, sa tế, ớt... Vì vậy, bạn cần ăn nhiều loại rau củ, quả để giúp cơ thể giải nhiệt, điều hòa cơ thể, tránh hại gan và dạ dày.

- Nên ăn thêm cơm, bún, mỳ: Lẩu rất giàu protein và chất béo trong khi thường xuyên ăn lẩu khiến bạn bỏ cơm. Tuy nhiên, đây là điều nên tránh vì nếu ăn thêm chút cơm hoặc bún, mỳ sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể.

Hà Vũ (Dịch theo Sohu)

3 bộ phận trên cơ thể “bốc mùi”, chứng tỏ gan đang kêu cứu, cần phải kiểm tra kịp thời

3 bộ phận trên cơ thể “bốc mùi”, chứng tỏ gan đang kêu cứu, cần phải kiểm tra kịp thời

Trên cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường, đặc biệt là 3 vị trí này phát ra mùi hôi, chính là dấu hiện cơ thể đang bị bệnh, cụ thể là bệnh về gan.