Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá chủng Delta một "biến thể đáng lo ngại" - dễ lây truyền hơn, nghiêm trọng hơn và ít bị ảnh hưởng bởi vắc xin hơn. Hiện tại, đây là chủng virus SARS-CoV-2 chiếm ưu thế ở rất nhiều trên thế giới. Các chuyên gia nhận định biến thể Delta có thể gây ra một loạt các triệu chứng khác nhau.

{keywords}

Ảnh minh họa: Thewellnesspeople

Tiến sĩ Stefen Ammon, Giám đốc y tế của Lực lượng đặc nhiệm Covid-19 thuộc tổ chức DispatchHealth, nhận xét: “Chủng Delta dễ lây lan hơn một phần do các bệnh nhân có tải lượng virus nhiều, dễ dàng phát tán hơn so với chủng gốc và những biến thể virus khác”.

“Các phiên bản trước đó của Covid-19 có khả năng lây như cảm lạnh thông thường. Biến thể Delta có khả năng lan nhanh hơn so với cúm mùa, đậu mùa, Ebola và như thủy đậu”. 

Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature cho rằng người nhiễm biến thể Delta có thể truyền virus gần 2 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện. Điều này khiến số ca bệnh ở nhiều quốc gia tăng mạnh trong thời gian gần đây.

Sự lây truyền không có triệu chứng là một đặc điểm của các biến thể virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, thống kê cho thấy, khoảng cách giữa việc nhận được kết quả xét nghiệm dương tính với việc xuất hiện các triệu chứng chỉ là 0,8 ngày.

Với biến thể Delta, khoảng cách đó là 1,8 ngày.

Kết quả là gần 3 trong số 4 trường hợp lây nhiễm chủng Delta xảy ra vào giai đoạn người bệnh F0 không có triệu chứng.

Các nhà nghiên cứu cho hay, họ đã ghi nhận hiệu quả của vắc xin suy giảm ở một số người đã tiêm đủ 2 mũi. Tuy nhiên, họ đánh giá khả năng bảo vệ của vắc xin chống lại nguy cơ trở nặng và tử vong vẫn ở mức cao.

Y tế Công cộng Anh ước tính khoảng 84.600 ca tử vong và 23 triệu ca nhiễm Covid-19 ở Anh đã được ngăn chặn nhờ chương trình tiêm chủng Covid-19.

Giáo sư Tim Spector đánh giá: “Tác dụng suy giảm của vắc xin không phải lý do để từ chối chủng ngừa. Vắc xin vẫn cung cấp mức độ bảo vệ cao cho phần lớn dân số, đặc biệt là chống lại biến thể Delta. Vì vậy chúng ta vẫn cần càng nhiều người được chủng ngừa đầy đủ càng tốt".

Ông Spector cũng nói, khả năng bảo vệ chống lại Covid-19 của những người tiêm đợt đầu ở Anh có thể giảm xuống 50% vào mùa đông và họ cần phải tiêm các mũi tăng cường.

Vương quốc Anh dự kiến sẽ bắt đầu tiêm thử nghiệm mũi nhắc lại cho một số người vào tháng tới.

Dù vậy, giáo sư Spector khuyến cáo: “Nhiều người có thể không cần liều bổ sung. Một số trường hợp có miễn dịch tự nhiên sau khi nhiễm Covid-19. Bởi vậy, chúng ta cần cân nhắc cẩn thận thay vì tiêm cho tất cả mọi người. Bởi đó sẽ là một sự lãng phí lớn”.

 >>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất

An Yên (Theo Express)

Ngày 27/8 thêm 12.920 ca nhiễm Covid-19, 10.126 người khỏi bệnh

Ngày 27/8 thêm 12.920 ca nhiễm Covid-19, 10.126 người khỏi bệnh

Ngày 27/8, Việt Nam thêm 12.920 ca nhiễm Covid-19, trong đó 19 ca nhập cảnh và 12.901 ca ghi nhận trong nước.

Hà Nội thêm 14 ca Covid-19, có 7 trường hợp phát hiện tại cộng đồng

Hà Nội thêm 14 ca Covid-19, có 7 trường hợp phát hiện tại cộng đồng

Sáng 28/8, Sở Y tế Hà Nội công bố 14 trường hợp dương tính SARS-CoV-2 mới, gồm 7 ca ghi nhận tại cộng đồng và 7 người trong khu cách ly.

Liều vắc xin bổ sung có dấu hiệu thuần hóa được biến thể Delta

Liều vắc xin bổ sung có dấu hiệu thuần hóa được biến thể Delta

Israel đã bắt đầu tiêm liều thứ 3 của vắc xin Pfizer cho những người trên 60 tuổi. Đây là quốc gia đầu tiên thực hiện chính sách như vậy.