- Không rõ từ khi nào phố Văn Miếu được người dân Hà Nội gọi là phố “Ông Đồ” mỗi độ tết đến, xuân về. Ông đồ xưa trong thơ Vũ Đình Liên còn được gọi tên “Những người muôn năm cũ” nay không xuất hiện trên phố với chỉ mực tàu và giấy đỏ mà còn bày bán cây cảnh, móc đeo chìa khóa, thơ, tranh sứ…
Cứ mỗi độ tết đến, xuân về dọc bờ tường Quốc Tử Giám lại xuất hiện trên dưới trăm ông đồ cho chữ. Chữ thời nay không chỉ có giấy đỏ mà được viết trên rất nhiều chất liệu giấy khác nhau tùy sở thích khách hàng và các ông đồ chỉ lấy tiền giấy còn chữ thì cho không. |
Những ông đồ trẻ đang chuyển đến những cuộn giấy nặng hàng chục kg. |
Không chỉ cho chữ, ông đồ này kinh doanh thêm nhiều cây cảnh trong dịp tết Tân Mão. Ông đồ đang mải mê cho chữ bên sạp hàng đèn dầu cổ của mình. |
Đồ trang sức được bày bán kèm cho chữ. |
Chỉ tính tiền móc chìa khóa còn thư pháp thì cho không. Đa dạng chủng loại móc chìa khóa nhưng đều được cho không chữ. |
Không chỉ có đồ lưu niệm viết thư pháp mà có cả những đồ lưu niệm thường thấy ở các quầy bán đồ lưu niệm. |
Không chỉ viết thư pháp, ông đồ này còn bày các tập thơ quốc ngữ không quên khuyến cáo rằng người mua còn được đích thân tác giả các tập thơ tình ký tặng và lưu dấu ấn. Một ông đồ trẻ nhân thể bày bán những tập thơ mới in do chính mình sáng tác còn nguyên mùi mực. Phút ngẫu hứng với ca khúc Đoàn Chuẩn của các ông đồ. |
Những ông đồ thời nay không phải hiu hắt trong cảnh vắng khách như ông đồ trong bài thơ bất hủ của nhà thơ Vũ Đình Liên nữa. Cứ mỗi dịp tết đến, xuân về người người lại nườm nượp đổ về phố “Ông Đồ” xin chữ, mùa đồ lưu niệm ngày xuân. |
Anh Lê