- Chỉ biết là mỗi lần Hà Nội có sáng kiến về cây xanh là người dân lại được phen hồi hộp.

Ở Hà Nội tôi có một cô bạn thân rất yêu cây xanh. Nhớ hồi chúng tôi còn làm việc chung ở đường Trần Hưng Đạo, mỗi lần sau một đợt bão tan, cô thường chạy xe khắp Hà Nội xót xa đếm những cây bị đổ ngã.

Đó là những ngày cách đây 30 năm, khi Hà Nội vẫn còn rất nhiều cây xanh, chưa nếm mùi của đô thị hóa tràn lan, kẹt xe, khói bụi. Còn nay mỗi lần trở về, tôi lại thấy Hà Nội mất đi rất nhiều mảng xanh, nhiều chỗ trơ khấc chỉ có nhà và đường bê tông, những tòa nhà ngất ngưởng đua nhau mọc lên.

Tôi đọc đâu đó rằng, theo tính toán của chuyên gia, mỗi người dân đô thị cần diện tích khoảng 10m² cây xanh hoặc 25m² thảm cỏ để đảm bảo không khí trong lành cho cuộc sống. Và như vậy Hà Nội sẽ cần lượng cây xanh gấp nhiều lần hiện nay để đáp ứng tiêu chí ấy.

Song nhiều năm nay, thành phố này vẫn rất lúng túng với việc chặt và trồng cây xanh. Trong khi việc chặt cây xanh với mục tiêu phục vụ đô thị hóa, phát triển các công trình mới được thực hiện “vèo vèo”, thì việc trồng mới có vẻ khá ì ạch. Ví như đề án thay thế 6.700 cây xanh của Hà Nội năm 2015 đã từng bị người dân phản ứng dữ dội.

Chỉ riêng cây xanh trên đường Nguyễn Chí Thanh cũng đã đầy “kịch tính”. Tháng 3/2015, nằm trong đề án cải tạo, thay thế 6.700 cây xanh trên toàn thành phố Hà Nội, 381 cây xanh trên đường Nguyễn Chí Thanh được chặt bỏ để thay thế bằng một loại cây mà theo thông tin là "cây vàng tâm", nhưng sau đó kết quả giám định khẳng định đây là cây gỗ mỡ. Kinh phí thay thế bằng nguồn vốn xã hội hóa. Tuy nhiên do có phản ứng của dư luận, lãnh đạo thành phố đã cho tạm dừng đề án, đồng thời tiến hành rà soát, thanh tra.

Đến đầu tháng 8/2015, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết sẽ thay thế hàng trăm cây gỗ mỡ, trồng mới cây trên đường Nguyễn Chí Thanh chủ đạo là lát hoa. Việc trồng mới được các đơn vị thực hiện ngay sau đó. Tuy nhiên, chỉ qua một trận bão vào cuối tháng 7/2016, nhiều cây lát hoa bật gốc lộ nguyên cả… bọc nylon.

Và mới đây thành phố quyết trồng phong lá đỏ. Trong một hội thảo gần đây, chủ tịch Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung đánh giá, với sự phát triển của ngành công nghiệp cây xanh, một số giống cây ở vùng khí hậu lạnh có thể trồng được ở Việt Nam. Hà Nội đang trồng cây phong lá đỏ trên phố Nguyễn Chí Thanh, Láng Hạ, Trần Duy Hưng. "Một năm nữa chúng ta có thể thấy việc nhiệt đới hóa những cây phong lá đỏ, và chúng vẫn mang màu sắc như khi trồng tại vùng khí hậu châu Âu”, ông Chung nhìn nhận.

{keywords}
 Hàng cây phong lá đỏ mới được trồng trên phố Trần Duy Hưng

Rất nhiều người háo hức với viễn cảnh ấy. Tuy nhiên một số chuyên gia đã lên tiếng hoài nghi về khả năng tồn tại, thích nghi của loại cây xứ lạnh này ở Hà Nội, nơi nhiệt độ mùa hè có thể lên tới hơn 40 độ C. Hơn nữa cây lại được trồng ở dải phân cách, gây rụng lá và ảnh hưởng tới giao thông nếu cây ra lá đỏ.

Thứ hai, một số chuyên gia khác cho rằng muốn trồng một loại cây trên đường phố Hà Nội thì trước tiên phải có sự thử nghiệm trước, phải trồng thử xem cây đó có thích hợp với điều kiện đất đai của Hà Nội hay không, nếu phù hợp thì mới đem ra trồng đại trà. Như có chuyên gia lâm nghiệp đã nói: “Bất kỳ loại cây đô thị nào cũng cần được thử nghiệm của cơ quan khoa học. Vì thế, thành phố nên thử trồng cây ở công viên để đánh giá mức độ thích nghi.”

Người viết cũng được biết, thời Pháp vườn Bách Thảo Hà Nội chính là nơi dành để trồng thử các loại cây mới trước khi đem ra trồng ngoài đường phố. Trong khi cách “làm thử” của Công ty công viên cây xanh Hà Nội là đem 100 cây ra trồng luôn ngoài đường Nguyễn Duy Hưng, chứ chưa từng trồng thử ở công viên, vườn ươm.

Không rõ rồi sáng kiến trồng cây phong lá đỏ này có giống như sáng kiến trồng cây mỡ, cây lát hoa và cây hoa sữa của Hà Nội hay không. Chỉ biết là mỗi lần Hà Nội có sáng kiến về cây xanh là người dân lại được phen hồi hộp.

Vả lại, đành rằng châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản… “giữa lòng Hà Nội” nghe cũng thật hấp dẫn, nhưng chúng nằm ở đâu trong tổng thể quy hoạch cây xanh của thành phố, trong nét đặc trưng của vùng đất ngàn năm văn vật? Sao không duy trì những hàng cây rất đẹp đã đi vào ký ức bao người, những sấu, những bàng, những xà cừ, hoặc nếu có thay mới thì cũng dùng các cây bản địa hoặc loại cực kỳ phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu Hà Nội?

Những câu hỏi đơn giản này có lẽ đành gác lại trong lúc phập phồng chờ xem số phận của 100 cây phong lá đỏ đã trồng kia.

Nguyễn Anh Thi

Nơi chặt cây có thể… đi tù

Nơi chặt cây có thể… đi tù

Tại Berlin, ai cả gan chặt những cây trong diện bảo tồn, bảo tàng thì theo điều 304 Bộ Luật công dân Đức (BGB) có thể bị phạt tù tới 3 năm.

Bao nhiêu cây bị đốn vì sự xa xỉ của chúng ta?

Bao nhiêu cây bị đốn vì sự xa xỉ của chúng ta?

Quan sát lũ trẻ con, tôi thấy chúng yêu vạn vật xung quanh bằng một thứ tình yêu rất bản năng.

Hà Nội trồng cây nào phù hợp nhất?

Hà Nội trồng cây nào phù hợp nhất?

Sang thời nay, đường phố chật hẹp, đất bị nén chặt, đầy các loại ống ở hạ tầng, các loài cây không còn đủ không gian cho bộ rễ và cho cành lá.

Sao Hà Nội không ‘nhân rộng’ con đường hoa bằng lăng?

Sao Hà Nội không ‘nhân rộng’ con đường hoa bằng lăng?

Một gợi mở lãng mạn của kẻ không có chút kiến thức lâm nghiệp, cũng không phải là một người “gốc” Hà Nội, nhưng lại có thừa tình yêu đối với Hà Nội!

Hà Nội chật lắm, Hà Nội cần phát triển…

Hà Nội chật lắm, Hà Nội cần phát triển…

Có gì liên quan giữa hàng xà cừ cổ thụ trên đường Láng và tầng trệt chứa đầy khung tranh nhập từ Trung Quốc ở 65 Nguyễn Thái Học?

"Mạng nhện" chằng chịt: Hà Nội xấu, cả nước ngượng

"Mạng nhện" chằng chịt: Hà Nội xấu, cả nước ngượng

Với hình ảnh "mạng nhện" dây điện, cáp viễn thông.. chằng chịt xếp thứ 3 trên thế giới, hoạ sĩ Lê Thiết Cương than thở với Góc nhìn thẳng "Hà Nội xấu đi thì cả nước ngượng, đâu chỉ mình tôi".

------

Tham khảo: Hà Nội sẽ trồng mới 247 cây Lát hoa trên phố Nguyễn Chí Thanh, PLO, 30/7/2015; Tranh cãi việc trồng phong lá đỏ ở đường phố Hà Nội, Vnexpress, 16/1/2018; Hà Nội trồng cả trăm cây phong lá đỏ khi chưa thử nghiệm, Zing.vn, 18/01/2018.