W-tết   nguyễn huế 12.jpg

Tối 5/2 (mùng 8 tháng Giêng), hàng trăm người tập trung tại chùa Phúc Khánh (Đống Đa, Hà Nội) để làm lễ cầu an.

W-tết   nguyễn huế 2.jpg

Nhiều người tới từ sớm để ghi sớ và lấy chỗ ngồi. Nhà chùa phát chiếu và ghế phục vụ khách chu đáo.

W-tết   nguyễn huế.jpg

Trong sân chùa chật kín người ngồi chờ tới giờ làm lễ. Theo quan niệm, sao La Hầu là sao xấu, thường mang đến những rắc rối liên quan đến kiện tụng, thị phi, bệnh tật hoặc tài chính hao hụt nên vào đầu năm mới nhiều người dân thường muốn giải hạn, cầu an.

W-tết   nguyễn huế 11.jpg

Hà Nội tối 5/2 lạnh 17 độ C, nhiều người ngồi ngoài trời ít nhất 2 tiếng từ khi chờ nhà sư tụng kinh đến khi kết thúc buổi lễ.

19h sư thầy bắt đầu làm lễ, hàng trăm phật tử và du khách đứng chắp tay thành tâm khấn vái. 

W-tết   nguyễn huế 5.jpg

Nhóm bạn trẻ Judy từ TPHCM ra Hà Nội du xuân và tranh thủ tới chùa Phúc Khánh để cầu an, mong giải hạn sao xấu.

W-tết   nguyễn huế 16.jpg

Để tránh việc người dân chen lấn, ngồi tràn lan ra lòng đường như các năm trước, năm nay nhà chùa tổ chức làm lễ cầu an từ mùng 6 đến hết tháng Giêng. 

W-tết   nguyễn huế 15.jpg

Do diện tích phía trong sân chùa khiêm tốn nhiều người phải đứng chắp tay lễ từ xa, khu vực lối ra cũng đông kín.

W-tết   nguyễn huế 3.jpg

"Tôi đến chùa cầu bình an. Và để tham gia khóa lễ, tôi phải đăng ký từ mùng 4 Tết", người phụ nữ nói.

W-tết   nguyễn huế 18.jpg

Sau khi nhà chùa đóng cửa vì quá đông, người dân đứng từ cổng chùa, tràn ra đường Tây Sơn để vái vọng.

W-tết   nguyễn huế 20.jpg

Chị Doãn Ngọc Ánh (quận Thanh Xuân) sau khi tan làm, đứng vái vọng phía ngoài cổng chùa. "Năm nào tôi cũng tới chùa vào mùng 6 hoặc mùng 8 tháng Giêng để mong muốn cho bản thân và gia đình được bình an, mạnh khỏe trong năm mới".