Hàng nghìn hộ dân ở nhiều quận nội thành Hà Nội phải hạn chế tắm giặt do tình trạng mất nước kéo dài nhiều ngày qua.

{keywords}

Gần một tuần nay, khu vực từ tổ 1 đến tổ 4 (phường Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội) liên tục mất nước, khiến các gia đình gặp khó khăn trong sinh hoạt. Vào mỗi buổi chiều, nhiều nhà xếp cả chồng xô, chậu chờ xe của công ty nước sạch Hà Nội, hoặc đi xin nước nhà hàng xóm.

{keywords}

Bà Toàn, tổ trưởng dân phố tổ 4, phường Láng Hạ cho biết, trước đó 4 ngày, bà gọi điện lên công ty nước sạch Hà Nội yêu cầu cấp nước. Sau đó, ngày 16/8, 3 xe của công ty nước sạch tới nhưng đến hai ngày 17 và 18/8 không thấy có thêm xe đến như thông báo.

{keywords}

Người dân đứng khắp các con ngõ của phường Láng Hạ hỏi thăm, bàn tán chuyện về nước. Một số gia đình có lượng tích trữ gần 5 khối nước máy nhưng cũng chỉ đủ dùng trong hai ngày do quá đông người sử dụng.

{keywords}

"Nhà tôi phải dùng bơm, nối ống sang nhà hàng xóm có giếng khoan để xin nước. 3 ngày xin một lần cũng đủ dùng đánh răng rửa mặt. Còn tắm rửa, vệ sinh cá nhân phải sang nhà người thân ở nơi khác", bà Nguyễn Thị Cúc nói.

{keywords}

Bế nước của hầu hết các hộ gia đình đều cạn khô.

{keywords}

Kéo ống nước đi xin nhà hàng xóm, anh Thành cho biết, gia đình đã mua gần 100 m đường ống và một bơm công suất lớn để dùng. "Xin nước nhà hàng xóm mãi cũng ngại, không biết thời gian tới sẽ bị đảo lộn như thế nào", anh than.

{keywords}

Đường ống nước nối chạy khắp con ngõ tổ 1, tổ 4. "Cảnh tượng thật khó chấp nhận ở trung tâm thủ đô", một người dân bức xúc.

{keywords}

Vào buổi chiều, nhiều người dân dùng xô đi xin nước hoặc mua ở những trung tâm công cộng gần nhà với giá 3.000 - 5.000 đồng/xô.

{keywords}

Chị Hà, công nhân thuê trọ tại tổ 3, phường Láng Hạ cho biết: "Tôi phải nghỉ cả buổi chiều để đi xin nước, nhưng chỉ kiếm được 2 xô, đủ đánh răng rửa mặt".

{keywords}

Người dân tận dụng tất cả những đồ dùng trong nhà từ bình nước đến bát to để trữ và đi xin nước sạch.

{keywords}

Xô chậu xếp chật cổng một ngôi nhà ở tổ 3, phường Láng Hạ.

{keywords}

"Các hộ ở đây, nhà nào cũng có bể dự trữ nhưng không đủ nước sinh hoạt, huống chi những người đi thuê trọ như chúng tôi. Chiều nào tranh thủ lúc đi làm về, tôi đều phải đi xin nước để dùng cho ngày hôm sau", chị Thành chia sẻ.

{keywords}

Bé Ken bên bể nước khô cạn của gia đình. Sáng 18/8, bố em mới quyết định lắp máy bơm để lấy nước hàng xóm về sử dụng.

{keywords}

Trước đó ngày 16/8, 3 xe chở nước đến khu vực tổ 1 đến tổ 4 (phường Láng Hạ) để cung cấp. Tuy nhiên với khối lượng không nhiều, tình trạng khan hiếm nước vẫn xảy ra. Ông Nguyễn Anh Việt, Giám đốc Công ty CP Đầu tư và kinh doanh nước sạch Viwaco cho biết, nhiều khu dân cư vẫn chưa có nước sạch. "Do sự cố kéo dài, nhu cầu sử dụng nước của người dân cũng tăng đột biến. Bên cạnh đó, các bể dự trữ của những hộ đầu nguồn đều dùng hết, cần phải có thời gian để chảy đầy".

Rạng sáng 13/8, đường ống nước sông Đà vỡ lần thứ 13, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt của hàng nghìn hộ dân. Hàng trăm gia đình xung quanh khu vực phố Vũ Ngọc Phan (Đống Đa), phường Láng Hạ, Thành Công... thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.

Chiều 17/8, ông Nguyễn Văn Tốn, Tổng giám đốc Công ty CP nước sạch sông Đà (Vina Supco) cho biết, sau khi khắc phục sự cố vỡ đường ống nước, áp lực đo được ở điểm cuối ống tại vành đai 3 là 1,5-1,6 kg (giảm so với bình thường). Hiện đường ống nước sạch sông Đà chỉ cung cấp được khoảng 30% nhu cầu cho người dân Hà Nội so với ngày thường.

Ông Tốn cũng cho biết, đến tháng 10, đường ống nước sạch sông Đà giai đoạn 2 (trên đại lộ Thăng Long) sẽ được khởi công xây dựng và dự kiến hoàn thành vào tháng 5/2016.

(Theo Zing)