Dẫn một báo cáo của Tập đoàn tư vấn Boston, đại diện Savill VN cho hay, sự gia tăng của tầng lớp trung lưu của Việt Nam nhanh nhất Đông Nam Á, dự kiến tăng lên 33 triệu người vào năm 2010, gần gấp ba lần co số 12 triệu người năm 2012. 

Nhiều thương hiệu bán lẻ cao cấp như Hermes, Cartier, Louis Vuiton và các dòng xe hơi siêu cao cấp như Bugati, Rolls Royce, Bentley, Maybac đã có mặt tại Việt Nam. Trong thương lai, người dân sẽ có xu hướng sử dụng những dịch vụ đắt đỏ hơn đến từ nước ngoài. 

Theo Savills VN, trong vòng 20 năm qua, thị trường BĐS VN đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ. Từ những vùng đất bỏ hoang ở TP HCM hay Hà Nội, tới nay đã có hàng trăm dự án, quy mô hàng nghìn căn hộ.

So sánh với các quốc gia trên thế giới, chu kỳ BĐS khu dân cư của VN dường như ngắn hơn rất nhiều. Trong khi chu kỳ ở Anh thường là 10 năm, Úc là 7 năm còn ở Việt Nam chỉ gần 5 năm. Theo đánh giá của đơn vị tư vấn này, đây là kết quả của việc Nhà nước áp dụng chính sách tiền tệ một cách trực tiếp hơn những nước khác.

{keywords}
Tầng lớp người giàu tăng mạnh 

Giá căn hộ tại TPHCM từ 600 USD/m2 năm 1995, tăng lên cao nhất trên 1.600 m2/m2 vào năm 2008 và giảm tới nay còn khoảng trên 1000 USD/m2. Giá nhà tại Hà Nội năm 1995 khoảng 200 USD/m2, tới nay khoảng 1.200 USD/m2. Nhìn chung giá nhà có xu hướng tăng lên. Chu kỳ tác động rõ nét tới thị trường BĐS Hà Nội từ 2006-2010 và từ năm 2006-2008 tại TPHCM.

Tòa nhà văn phòng đầu tiên hoàn thành vào năm 1995 là Sunwah và Metropolitan tại TP HCM. Mức giá cho thuê từ 40 USD/m2, cao nhất khoảng 80 USD/m2 vào năm 2008 và giờ chỉ giao dịch ở mức 48-50 USD/m2. Phân khúc văn phòng hạng A từ quy mô dưới 20.000m2 đã lên tới 16,-1,7 triệu m2 sàn và dự báo lên tới con số 3,2 triệu m2 sàn vào 20 năm sau.

Ông Matthew Powell, đại diện Savills VN nhận định “Đã có nhiều thay đổi trong 20 năm qua, những yếu tố này cùng với tiềm lực phát triển mạnh mẽ của khu vực Đông Nam Á và triển vọng từ các thị trường mới nổi sẽ thúc đẩy Việt Nam trở thành điểm đến kinh doanh hấp dẫn trong tương lai”.

Duy Anh