Găp bà trở về từ Huế, sau khi tham dự cuộc giao lưu thơ nhạc nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh và 9 năm ngày mất của ông. Khi chúng tôi đến vẫn thấy bà đang cặm cụi viết. Bà đang sửa cuốn hồi ký mà lẽ ra định in vào cuối năm nay nhưng chưa kịp. Cuốn hồi ký gần 300 trang bà viết tay được người con trai đánh máy lại. "Thực ra tôi viết cuốn này là nói về ông thôi, chứ tôi đâu có gì để nói. Vậy mà ông không còn nữa ở trên đời 9 cái đông qua xuân tới rồi"...
Tin bài cùng chuyên mục:
Nên duyên nhờ hai lần mai mối
Khi còn công tác ở Trung Bộ, một người chị cùng hoạt động bí mật ở Thanh Hoá với anh Tố Hữu chị Thái - đã hỏi anh: "Cậu có muốn lấy vợ không? Về Thanh Hóa tôi giới thiệu cho. Có cô nữ sinh ở Huế về trông hay lắm". Anh Tố Hữu nghe thì biết vậy chứ có gặp hay có biết gì hơn đâu. Khởi nghĩa vừa thành công, anh sợ vướng vào vợ con sẽ ảnh hưởng đến công tác nên không nghĩ đến. Bẵng đi một thời gian, anh được điều động về Thanh Hóa làm Bí thư tỉnh ủy lần thứ hai. Còn người con gái tên Thanh, sau khi ra trường ở lại thị xã làm cán bộ phụ nữ cứu quốc 1 năm thì được điều về huyện. Thời gian này, anh bắt đầu để ý đến chị. Chị gặp anh mỗi lần đồng chí Bí thư tỉnh ủy xuống làm việc với cơ sở, anh gặp chị mỗi khi lên Phủ Thiệu họp hành. Từ đó anh mới biết rõ "cô Thanh" mà chị Thái đã giới thiệu cho mình hồi trước. Dù vậy, anh vẫn chưa bộc lộ ý định của mình. Anh nhờ chị Hào - một cán bộ, người chị đỡ đầu của cô Thanh làm bà mai cho. Anh cẩn thận nhờ chị Hào hỏi xem "vườn hồng đã có ai vào hay chưa" cho chắc chắn.
Một hôm, chị Hào gọi Thanh từ huyện lên nhà chị chơi ở thị xã. Cả ngày hôm đó chị chỉ dòm hình, dòm ý mà không nói gì. Đêm nằm ngủ, chị mới thủ thỉ nói: "Anh Tố Hữu thương em đấy, em thấy thế nào?". Nhờ bóng đêm mà chị Hào không thấy khuôn mặt ửng đỏ của cô Thanh. Khi đó cô Thanh còn ngần ngại vì biết có một chị cán bộ ở trong tỉnh rất yêu anh Tố Hữu. Người con gái này xinh đẹp nên cô Thanh không muốn mình làm kẻ thứ ba xen vào, cô Thanh chỉ trả lời chị Hào rằng: "Chị để em suy nghĩ đã".
Một thời gian sau, anh Tố Hữu hỏi chị Hào: "Chị đã hỏi Thanh chưa? ý Thanh thế nào?". Chị Hào sắp xếp cho hai người một cuộc hẹn trong một căn nhà đổ đang phá hoại ở phố Ga. Lúc bấy giờ hai người đã biết nhau rồi, anh cũng đã thăm dò các anh chị cán bộ trong tỉnh về Thanh nên khi gặp Thanh, anh hỏi luôn: "Tôi thương Thanh, ý Thanh thế nào?" - Cô Thanh đặt vấn đề "trong tỉnh đã có người thương anh, sao anh còn hỏi tôi?". Anh liền thanh minh: "Chị ấy thương tôi nhưng chỉ là một phía thôi". Nghe "Bí thư tỉnh ủy" nói thế là Thanh tin ngay, nhưng cũng chỉ trả lời một câu "Vâng". Sau đó anh đã nắm lấy tay chị một lúc lâu. Và chuyện tình của hai người chính thức bắt đầu từ đó. Bài thơ "Anh cùng em" được Tố Hữu viết chính là mô tả lại hoàn cảnh lúc đó. Ngày ấy, chị không cho anh gọi chị bằng "em" mà chỉ xưng hô bằng tên vì chị cho rằng như vậy mới bình đẳng.
Tuần trăng mật có một không hai
Từ đó, đồng chí Bí thư năng về huyện hơn nhưng lần gặp nào cũng chóng vánh vì công việc. Buổi chiều sau khi xong việc anh cho gọi cô Thanh sang nói chuyện. Thời gian đó, cứ đến cuối tuần, nhà thơ Tố Hữu "trút áo" bí thư tỉnh ủy, đạp xe về huyện thăm người yêu. Chàng trai vừa đạp xe vừa huýt sáo, làm thơ, có lần còn suýt bị rơi xuống hố giao thông hào chữ chi dọc đường cầu Hàm Rồng. Và mỗi chiều chủ nhật chị lại lắng nghe tiếng chuông xe đạp anh về. Tuần anh về được, tuần không. Cứ thế kéo dài hơn 1 năm.
Đến tháng 8/1947, Trung ương có lệnh điều anh lên Việt Bắc làm công tác tuyên truyền.
Lúc đó chị Thanh mới 19 tuổi, tham gia phong trào chưa lâu nên đang muốn phấn đấu hơn nữa, nghĩ mình còn non dại chị chưa từng nghĩ đến chuyện cưới xin. Nhưng ý anh muốn cưới chị để hai người cùng lên Việt Bắc, kẻo địch ở Khu 3 tràn vào Khu 4 thì chẳng biết đến khi nào gặp lại. Anh thuyết phục được chị và xin phép Tỉnh ủy để được làm đám cưới.
Khi đó thị xã Thanh Hóa đang thời kỳ tiêu thổ kháng chiến nên đám cưới được tổ chức ở nhờ nhà ông cậu của chị Thanh rất đơn giản. Nhà nghèo, không có gì nên tỉnh ủy cho một ít tiền để làm 2 mâm cơm. Làm cơm xong xuôi hết, khách khứa có nhiều đồng chí ở tỉnh về từ sáng mà cứ ngồi chờ mãi không thấy chú rể đâu. Mọi người, đặc biệt là cô dâu Thanh rất sốt ruột, đợi mãi không thấy rể và họ nhà trai đâu. Gần trưa có 1 cậu bé trong xóm chạy vào bảo, có 2 người lạ đèo nhau bằng xe đạp, đang gột quần áo ở cầu ao ngoài ngõ. Thì ra chú rể đạp xe 20km từ thị xã về tổng Ngọc (Hoằng Hóa) đèo ông Lê Quang Trường (cơ sở CM cũ của anh Tố Hữu là ông đồ nho bốc thuốc, lúc ấy là Chủ tịch Mặt trận Liên Việt huyện Hoằng Hóa) để làm đại diện duy nhất của họ nhà trai. Rửa ráy ở ao xong, hai người đi vào, quần áo ướt mèm, nhưng cả nhà đều mừng.
Khách khứa về hết, hai vợ chồng mới cưới đang ở nhà trên nói chuyện thì mẹ của nàng dâu sai đứa em lên gọi: "Mẹ bảo chị
Thanh xuống nhà ngủ với mẹ". Thế là đêm ấy chú rể ngủ một mình trên chiếc phản gỗ ở nhà trên. Sáng sớm hôm sau, anh xin phép mẹ đưa Thanh về cơ quan vì còn bận thu xếp công việc để lên Việt Bắc ngay. Trong chiếc ba lô của cô dâu mới có một đôi áo bà ba bằng vải nái. Chị Nghiên tặng quà cưới, một cái áo lụa màu lá mạ và một chiếc hộp gỗ đựng đủ các thứ đồ chơi như búp bê, vải vụn, len, chỉ...
Về đến thị xã, không biết chị cấp dưỡng của Tỉnh ủy đi kiếm ở đâu đó được một chiếc giường Hồng Kông về làm giường cưới, kê trong gian kho chứa gạo, mắm muối... ở đó được 2 ngày, vợ chồng cùng nhau lên Việt Bắc. Đường bộ bị giặc chiếm hết nên phải đi bằng thuyền, hai vợ chồng cùng đi với một ông chánh án toà án và một luật sư. Đi mất 10 ngày từ Thanh Hóa lên đến bến Bình Ca. Trong 10 ngày ấy, "Đoàn" thường ghé vào thuyền cá của ngư dân trên sông, mua cá tươi luộc chấm muối ăn với cơm. Đêm thì ngắm trăng. Lúc ấy đang là mùa thu tiết trời mát. Đi thuyền lênh đênh suốt quãng đường ấy hai vợ chồng thấy phơi phới tình yêu và niềm tin vào cuộc sống. Đó là những kỷ niệm khó có thể quên.
Một đời bên nhau
Hai vợ chồng trên một chiếc xe đạp, vượt đèo, vượt núi, đến Văn phòng Trung ương Đảng. Nhưng đi mãi đi mãi mà vẫn không tìm được vì lệnh của An toàn khu cho dân địa phương là "Không nghe - Không thấy - Không biết" nên việc hỏi đường rất khó khăn. Đến khi tìm được trạm liên lạc thì anh phải vào gặp Trung ương còn chị đêm ấy ở lại một mình tại nhà khách của trạm, khi đó là một dãy nhà phên nứa dài.
Sáng hôm sau ngồi chờ trên bục nứa để ngóng chồng, từ xa chị đã nhận ra dáng anh có đeo chiếc sắc cán bộ. Gặp anh chị nói dỗi: "Tưởng anh đi luôn". Anh bảo: "Đừng nói chuyện kiểu trẻ con nữa, mình là cán bộ Đảng rồi, giờ bàn chuyện công tác". Sau này anh bảo: “Anh đi rồi, nghĩ lại thương cô bé mới rời ghế nhà trường đi lấy chồng được ngày một ngày hai mà đã bị vứt lại một mình giữa rừng thế không biết xoay sở thế nào”. Chị nói cứng: "Em đã là huyện ủy viên rồi chứ có phải trẻ con đâu".
Chị là một cán bộ hoạt động nhiệt tình và gần gũi với cơ sở, thường xuyên phải đi làm việc ở các địa phương. Với một chiếc xe đạp, người con gái bé nhỏ ấy cứ đi đến hết vùng đất này đến vùng đất khác để vận động quần chúng tham gia kháng chiến. Có lần đi công tác ở Yên Khánh - Ninh Bình, phải đi lại nhiều, nên chị suýt bị sẩy thai. Vì vậy, sau đó chị phải tạm dừng công tác địa phương, nằm nhà một tháng. Món quà duy nhất anh tặng chị là tập thơ Tố Hữu xuất bản lần đầu năm 1946. Sau 9 năm kết hôn, hai vợ chồng mới có được đứa con đầu tiên, anh rất mừng và cứ nói cảm ơn chị mãi. Bốn năm sau anh chị có thêm hai đứa con nữa.
Trong thơ anh, cái tôi hòa chung vào cái ta, cái riêng chìm lẫn trong cái chung. Bạn bè, độc giả băn khoăn sao anh ít viết thơ về tình yêu. Anh bảo: Trong khi chiến tranh đang huy động hàng triệu thanh niên ra chiến trường, họ phải bỏ lại đằng sau vợ con, người yêu mà mình viết nhiều về tình yêu thì làm sao cổ vũ được anh em. Chính vì thế, anh viết ít thơ tình. Thơ anh làm tặng vợ có 9 bài. Tuy ít viết, nhưng bài nào cũng đằm thắm và nồng nàn: "Lạ chưa, vẫn ở bên em /Mà anh cứ nhớ, cứ thèm gần hơn” (Lạ chưa). Gia đình nhà thơ - nhà chính trị cũng như bao gia đình khác, vợ chồng không tránh khỏi có những lúc bất hoà. Bài thơ "Một tiếng đờn" anh tặng chị là một tâm sự, một lời làm lành của anh. "Hỡi em nghe đó trong đêm lạnh /Đằm thắm bên anh một tiếng đờn".
Những ngày cuối đời, anh bị những cơn hen co thắt làm suy sụp, 8 tháng ròng chị dọn hẳn vào trong bệnh viện ở để chăm sóc cho anh. Trước khi mất, anh vẫn hy vọng lạc quan, dặn dò chị: "Em về chăm sóc mảnh vườn đợi anh về". Nhưng anh đã không về được nữa và đã vĩnh viễn ra đi ngày 9/12/2002.
Theo Đời Sống Pháp luật
Tin bài cùng chuyên mục:
Chuyện yêu của vị Tướng là Anh hùng 21 tuổi
Nỗi sầu khôn tả của kẻ “tặng” người yêu 22 nhát dao
Tình thơ mộng quá nên mới phải vào tù
Chị dâu lấy em chồng mà hạnh phúc viên mãn
Nỗi sầu khôn tả của kẻ “tặng” người yêu 22 nhát dao
Tình thơ mộng quá nên mới phải vào tù
Chị dâu lấy em chồng mà hạnh phúc viên mãn
Nên duyên nhờ hai lần mai mối
Khi còn công tác ở Trung Bộ, một người chị cùng hoạt động bí mật ở Thanh Hoá với anh Tố Hữu chị Thái - đã hỏi anh: "Cậu có muốn lấy vợ không? Về Thanh Hóa tôi giới thiệu cho. Có cô nữ sinh ở Huế về trông hay lắm". Anh Tố Hữu nghe thì biết vậy chứ có gặp hay có biết gì hơn đâu. Khởi nghĩa vừa thành công, anh sợ vướng vào vợ con sẽ ảnh hưởng đến công tác nên không nghĩ đến. Bẵng đi một thời gian, anh được điều động về Thanh Hóa làm Bí thư tỉnh ủy lần thứ hai. Còn người con gái tên Thanh, sau khi ra trường ở lại thị xã làm cán bộ phụ nữ cứu quốc 1 năm thì được điều về huyện. Thời gian này, anh bắt đầu để ý đến chị. Chị gặp anh mỗi lần đồng chí Bí thư tỉnh ủy xuống làm việc với cơ sở, anh gặp chị mỗi khi lên Phủ Thiệu họp hành. Từ đó anh mới biết rõ "cô Thanh" mà chị Thái đã giới thiệu cho mình hồi trước. Dù vậy, anh vẫn chưa bộc lộ ý định của mình. Anh nhờ chị Hào - một cán bộ, người chị đỡ đầu của cô Thanh làm bà mai cho. Anh cẩn thận nhờ chị Hào hỏi xem "vườn hồng đã có ai vào hay chưa" cho chắc chắn.
Vợ chồng nhà thơ Tố Hữu |
Một thời gian sau, anh Tố Hữu hỏi chị Hào: "Chị đã hỏi Thanh chưa? ý Thanh thế nào?". Chị Hào sắp xếp cho hai người một cuộc hẹn trong một căn nhà đổ đang phá hoại ở phố Ga. Lúc bấy giờ hai người đã biết nhau rồi, anh cũng đã thăm dò các anh chị cán bộ trong tỉnh về Thanh nên khi gặp Thanh, anh hỏi luôn: "Tôi thương Thanh, ý Thanh thế nào?" - Cô Thanh đặt vấn đề "trong tỉnh đã có người thương anh, sao anh còn hỏi tôi?". Anh liền thanh minh: "Chị ấy thương tôi nhưng chỉ là một phía thôi". Nghe "Bí thư tỉnh ủy" nói thế là Thanh tin ngay, nhưng cũng chỉ trả lời một câu "Vâng". Sau đó anh đã nắm lấy tay chị một lúc lâu. Và chuyện tình của hai người chính thức bắt đầu từ đó. Bài thơ "Anh cùng em" được Tố Hữu viết chính là mô tả lại hoàn cảnh lúc đó. Ngày ấy, chị không cho anh gọi chị bằng "em" mà chỉ xưng hô bằng tên vì chị cho rằng như vậy mới bình đẳng.
Tuần trăng mật có một không hai
Từ đó, đồng chí Bí thư năng về huyện hơn nhưng lần gặp nào cũng chóng vánh vì công việc. Buổi chiều sau khi xong việc anh cho gọi cô Thanh sang nói chuyện. Thời gian đó, cứ đến cuối tuần, nhà thơ Tố Hữu "trút áo" bí thư tỉnh ủy, đạp xe về huyện thăm người yêu. Chàng trai vừa đạp xe vừa huýt sáo, làm thơ, có lần còn suýt bị rơi xuống hố giao thông hào chữ chi dọc đường cầu Hàm Rồng. Và mỗi chiều chủ nhật chị lại lắng nghe tiếng chuông xe đạp anh về. Tuần anh về được, tuần không. Cứ thế kéo dài hơn 1 năm.
Đến tháng 8/1947, Trung ương có lệnh điều anh lên Việt Bắc làm công tác tuyên truyền.
Lúc đó chị Thanh mới 19 tuổi, tham gia phong trào chưa lâu nên đang muốn phấn đấu hơn nữa, nghĩ mình còn non dại chị chưa từng nghĩ đến chuyện cưới xin. Nhưng ý anh muốn cưới chị để hai người cùng lên Việt Bắc, kẻo địch ở Khu 3 tràn vào Khu 4 thì chẳng biết đến khi nào gặp lại. Anh thuyết phục được chị và xin phép Tỉnh ủy để được làm đám cưới.
Khi đó thị xã Thanh Hóa đang thời kỳ tiêu thổ kháng chiến nên đám cưới được tổ chức ở nhờ nhà ông cậu của chị Thanh rất đơn giản. Nhà nghèo, không có gì nên tỉnh ủy cho một ít tiền để làm 2 mâm cơm. Làm cơm xong xuôi hết, khách khứa có nhiều đồng chí ở tỉnh về từ sáng mà cứ ngồi chờ mãi không thấy chú rể đâu. Mọi người, đặc biệt là cô dâu Thanh rất sốt ruột, đợi mãi không thấy rể và họ nhà trai đâu. Gần trưa có 1 cậu bé trong xóm chạy vào bảo, có 2 người lạ đèo nhau bằng xe đạp, đang gột quần áo ở cầu ao ngoài ngõ. Thì ra chú rể đạp xe 20km từ thị xã về tổng Ngọc (Hoằng Hóa) đèo ông Lê Quang Trường (cơ sở CM cũ của anh Tố Hữu là ông đồ nho bốc thuốc, lúc ấy là Chủ tịch Mặt trận Liên Việt huyện Hoằng Hóa) để làm đại diện duy nhất của họ nhà trai. Rửa ráy ở ao xong, hai người đi vào, quần áo ướt mèm, nhưng cả nhà đều mừng.
Khách khứa về hết, hai vợ chồng mới cưới đang ở nhà trên nói chuyện thì mẹ của nàng dâu sai đứa em lên gọi: "Mẹ bảo chị
Thanh xuống nhà ngủ với mẹ". Thế là đêm ấy chú rể ngủ một mình trên chiếc phản gỗ ở nhà trên. Sáng sớm hôm sau, anh xin phép mẹ đưa Thanh về cơ quan vì còn bận thu xếp công việc để lên Việt Bắc ngay. Trong chiếc ba lô của cô dâu mới có một đôi áo bà ba bằng vải nái. Chị Nghiên tặng quà cưới, một cái áo lụa màu lá mạ và một chiếc hộp gỗ đựng đủ các thứ đồ chơi như búp bê, vải vụn, len, chỉ...
Về đến thị xã, không biết chị cấp dưỡng của Tỉnh ủy đi kiếm ở đâu đó được một chiếc giường Hồng Kông về làm giường cưới, kê trong gian kho chứa gạo, mắm muối... ở đó được 2 ngày, vợ chồng cùng nhau lên Việt Bắc. Đường bộ bị giặc chiếm hết nên phải đi bằng thuyền, hai vợ chồng cùng đi với một ông chánh án toà án và một luật sư. Đi mất 10 ngày từ Thanh Hóa lên đến bến Bình Ca. Trong 10 ngày ấy, "Đoàn" thường ghé vào thuyền cá của ngư dân trên sông, mua cá tươi luộc chấm muối ăn với cơm. Đêm thì ngắm trăng. Lúc ấy đang là mùa thu tiết trời mát. Đi thuyền lênh đênh suốt quãng đường ấy hai vợ chồng thấy phơi phới tình yêu và niềm tin vào cuộc sống. Đó là những kỷ niệm khó có thể quên.
Một đời bên nhau
Hai vợ chồng trên một chiếc xe đạp, vượt đèo, vượt núi, đến Văn phòng Trung ương Đảng. Nhưng đi mãi đi mãi mà vẫn không tìm được vì lệnh của An toàn khu cho dân địa phương là "Không nghe - Không thấy - Không biết" nên việc hỏi đường rất khó khăn. Đến khi tìm được trạm liên lạc thì anh phải vào gặp Trung ương còn chị đêm ấy ở lại một mình tại nhà khách của trạm, khi đó là một dãy nhà phên nứa dài.
Sáng hôm sau ngồi chờ trên bục nứa để ngóng chồng, từ xa chị đã nhận ra dáng anh có đeo chiếc sắc cán bộ. Gặp anh chị nói dỗi: "Tưởng anh đi luôn". Anh bảo: "Đừng nói chuyện kiểu trẻ con nữa, mình là cán bộ Đảng rồi, giờ bàn chuyện công tác". Sau này anh bảo: “Anh đi rồi, nghĩ lại thương cô bé mới rời ghế nhà trường đi lấy chồng được ngày một ngày hai mà đã bị vứt lại một mình giữa rừng thế không biết xoay sở thế nào”. Chị nói cứng: "Em đã là huyện ủy viên rồi chứ có phải trẻ con đâu".
Chị là một cán bộ hoạt động nhiệt tình và gần gũi với cơ sở, thường xuyên phải đi làm việc ở các địa phương. Với một chiếc xe đạp, người con gái bé nhỏ ấy cứ đi đến hết vùng đất này đến vùng đất khác để vận động quần chúng tham gia kháng chiến. Có lần đi công tác ở Yên Khánh - Ninh Bình, phải đi lại nhiều, nên chị suýt bị sẩy thai. Vì vậy, sau đó chị phải tạm dừng công tác địa phương, nằm nhà một tháng. Món quà duy nhất anh tặng chị là tập thơ Tố Hữu xuất bản lần đầu năm 1946. Sau 9 năm kết hôn, hai vợ chồng mới có được đứa con đầu tiên, anh rất mừng và cứ nói cảm ơn chị mãi. Bốn năm sau anh chị có thêm hai đứa con nữa.
Trong thơ anh, cái tôi hòa chung vào cái ta, cái riêng chìm lẫn trong cái chung. Bạn bè, độc giả băn khoăn sao anh ít viết thơ về tình yêu. Anh bảo: Trong khi chiến tranh đang huy động hàng triệu thanh niên ra chiến trường, họ phải bỏ lại đằng sau vợ con, người yêu mà mình viết nhiều về tình yêu thì làm sao cổ vũ được anh em. Chính vì thế, anh viết ít thơ tình. Thơ anh làm tặng vợ có 9 bài. Tuy ít viết, nhưng bài nào cũng đằm thắm và nồng nàn: "Lạ chưa, vẫn ở bên em /Mà anh cứ nhớ, cứ thèm gần hơn” (Lạ chưa). Gia đình nhà thơ - nhà chính trị cũng như bao gia đình khác, vợ chồng không tránh khỏi có những lúc bất hoà. Bài thơ "Một tiếng đờn" anh tặng chị là một tâm sự, một lời làm lành của anh. "Hỡi em nghe đó trong đêm lạnh /Đằm thắm bên anh một tiếng đờn".
Những ngày cuối đời, anh bị những cơn hen co thắt làm suy sụp, 8 tháng ròng chị dọn hẳn vào trong bệnh viện ở để chăm sóc cho anh. Trước khi mất, anh vẫn hy vọng lạc quan, dặn dò chị: "Em về chăm sóc mảnh vườn đợi anh về". Nhưng anh đã không về được nữa và đã vĩnh viễn ra đi ngày 9/12/2002.
Theo Đời Sống Pháp luật