Theo các chuyên gia, người dân cần hiểu không phải lúc nào cũng chăm chăm yêu cầu nhà nước hay các công ty phải ra sức đảm bảo quyền riêng tư của bản thân mình.

Muốn an toàn, chúng ta phải tự bảo vệ chính mình

Tại buổi tọa đàm Kinh tế số và Chính sách An ninh mạng vừa tổ chức ở Hà Nội, nhiều chuyên gia, các nhà hoạch định chích sách đã trao đổi, phân tích, thảo luận về xu thế kinh tế số, vấn đề an ninh, an toàn thông tin và chính sách an ninh mạng tại Việt Nam. Trong đó, quyền riêng tư là một chủ đề quan trọng khi nhắc tới nền kinh tế số.

Theo luật sư Nguyễn Tiến Lập, Văn phòng NHQuang & Cộng sự, trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC): “Khi làm chính sách, mục tiêu là các đối tượng bị tác động bởi chính sách. Tuy vậy chúng ta cần quan tâm đến quyền kinh doanh của doanh nghiệp, quyền tự do ngôn luận, quyền tài sản và quyền riêng tư của người dùng, cần phải cân đối hài hoà những điều này trong các đạo luật”.

{keywords}
Các chuyên gia cùng trao đổi những vấn đề quan trọng liên quan đến sự phát triển của nền kinh tế số. Ảnh: Trọng Đạt

Trước câu hỏi về biện pháp bảo vệ khi người dùng bị xuyên tạc đời tư, nói xấu, luật sư Nguyễn Tiến Lập cho rằng, việc tăng chế tài xử phạt không phải là biện pháp hữu hiệu nhằm giải quyết vấn đề xâm phạm đời tư.

Theo ông Lập, khi nói về quyền riêng tư cũng có rất nhiều định nghĩa, cách hiểu khác nhau, điều này không được quy định trong luật. Vị luật sư này cũng cho rằng: “Nếu muốn khởi kiện về hành vi xâm phạm đời tư, việc cần thiết là phải tìm ra bằng chứng, tuy nhiên điều này vô cùng khó. Có bằng chứng rồi lại phải đánh giá bằng chứng đó có hợp pháp hay không. Chính bởi sự phức tạp như vậy, trước vấn đề xâm phạm đời tư cá nhân, tự người dùng phải biết cách bảo vệ quyền riêng tư của mình trước”.

Cần một thiết chế bảo vệ quyền riêng tư của người dùng 

Theo ông Nguyễn Sỹ Dũng, cựu Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội: “An toàn thông tin đối với an ninh quốc gia và an toàn thông tin đối với quyền riêng tư người dùng đều quan trọng như nhau. Nếu một quốc gia muốn tồn tại thì các điều luật của quốc gia phải có tính cân đối”.

“Kinh tế số nếu muốn phát triển được thì phải có an ninh quốc gia. Bảo vệ quyền riêng tư cá nhân lại giúp nền kinh tế phát triển tốt hơn và đất nước trở nên hùng mạnh. Chính vì vậy, sự cân đối là rất quan trọng”, ông Nguyễn Sỹ Dũng cho biết.

{keywords}
Theo ông Triệu Trần Đức, Tổng giám đốc CMC Infosec, người dân cần hiểu không phải lúc nào cũng chăm chăm yêu cầu nhà nước hay các công ty phải ra sức đảm bảo quyền riêng tư của bản thân mình. Ảnh: Trọng Đạt

Khi được hỏi về vấn đề quyền riêng tư, ông Triệu Trần Đức, Tổng giám đốc Công ty cổ phần An ninh An toàn thông tin CMC (CMC InfoSec) cho rằng, người dùng cần hiểu tham gia vào thời đại số tức đòi hỏi phải có sự đánh đổi, giữa quyền riêng tư và lợi ích từ các dịch vụ.

“Chúng ta sẵn sàng chia sẻ thông tin việc mình vừa đi trên đường, đổi lại sẽ nhận được các thông tin khuyến mãi từ những cửa hàng quanh đó. Tham gia vào cuộc chơi này cần phải chấp nhận việc đánh đổi. Mọi thứ đều có giá của nó cả", ông Triệu Trần Đức cho biết.

Người dân cần hiểu không phải lúc nào cũng yêu cầu nhà nước hay các công ty phải ra sức đảm bảo quyền riêng tư của bản thân mình. Theo ông Đức, các giải pháp công nghệ để đảm bảo quyền riêng tư đều chỉ mang tính tương đối.

Vị Tổng giám đốc CMC Infosec cũng cho rằng không nên thu phí doanh nghiệp với quyền truy cập dữ liệu người dùng của một quốc gia. Chỉ nên duy trì một mức lệ phí nho nhỏ để đóng góp cho việc vận hành hệ thống.

Trước vấn đề về quyền riêng tư, ông Nguyễn Quang Đồng, chuyên gia Viện nghiên cứu chính sách phát triển và truyền thông (IPS) cho rằng, trong xu thế sát nhập của các doanh nghiệp thương mại điện tử, Việt Nam sẽ phải đối mặt với vấn đề về quyền sở hữu dữ liệu cá nhân người dùng.

Theo quy định của pháp luật, dữ liệu chỉ có thể được mua bán, chuyển nhượng giữa 2 bên. Tuy vậy, nếu một thương vụ sát nhập xảy ra, sẽ xuất hiện điểm tranh chấp về pháp lý trong câu chuyện này. Chính vì thế, ông Đồng cho rằng Việt Nam cần có một thiết chế trung gian để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng cá nhân.

Trọng Đạt - Đỗ Vân Anh - Minh Thuý

Cách mạng CN 4.0 giúp Việt Nam sớm tạo ra những doanh nghiệp tỷ USD

Cách mạng CN 4.0 giúp Việt Nam sớm tạo ra những doanh nghiệp tỷ USD

Trước đây, phải mất khoảng 20 năm để hình thành nên một doanh nghiệp tỷ USD, hiện tại chỉ mất 1-1,5 năm để đạt tới con số này, quan trọng là các doanh nghiệp phải làm chủ được về vấn đề công nghệ.

Doanh nghiệp Việt nắm bắt cơ hội trong nền kinh tế số

Doanh nghiệp Việt nắm bắt cơ hội trong nền kinh tế số

Nền kinh tế thế giới đang thay đổi sâu rộng trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển mạnh sang kinh tế số...

Khung pháp lý nền kinh tế số Hàn Quốc và bài học với Việt Nam

Khung pháp lý nền kinh tế số Hàn Quốc và bài học với Việt Nam

Một khung pháp lý đủ mạnh vừa là công cụ răn đe, quản lý các tập đoàn đa quốc gia, vừa là chiếc gậy phép thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số.

CEO Facebook nên nghe lời Steve Jobs năm 2010 về quyền riêng tư

CEO Facebook nên nghe lời Steve Jobs năm 2010 về quyền riêng tư

Có lẽ nhà sáng lập Facebook nên lắng nghe lời nhắc nhở của Steve Jobs 8 năm trước, để bây giờ không phải đối mặt với sự chỉ trích nặng nề về quyền bảo mật và riêng tư.