Chia sẻ với VietNamNet, PGS. TS Nguyễn Huy Nga, nguyên cục trưởng Cục quản lý môi trường, Bộ Y tế cho biết tổ chức Y tế thế giới đã tổng kết, người mắc Covid-19 chủ yếu lây qua giọt bắn. Giọt bắn là dịch nhầy được tiết ra từ mũi, miệng của người bị nhiễm virus SARS-COV-2 (Covid-19).

{keywords}

Đi chợ dân sinh cần làm gì để phòng tránh dịch Covid- 19?

Theo đó, giọt bắn của người nhiễm bệnh lây sang người khỏe qua tiếp xúc, nói chuyện trực tiếp ở khoảng cách dưới 2m hoặc do bị bắn trực tiếp nước bọt khi người bị nhiễm bệnh, ho hắt hơi giọt bắn của người nhiễm bệnh dính trên các bề mặt như mặt bàn, thiết bị điện tử, cửa kính sau đó người khỏe chạm tay vào các bề mặt này và đưa tay lên  mắt, mũi, miệng.

“Vì virus SARS-CoV-2 chỉ lây lan khi tiếp xúc gần với người bệnh. Bản thân virus không tồn tại lâu trong không khí. Nên sự cách ly các cá thể làm cho virus hết đường lan truyền, nó tự phải chết đi và như vậy sẽ tự hết dịch trong cộng đồng. Nên nhớ rằng con virus mà ra khỏi người (cơ thể vật chủ) là nó chết nhanh.

Nó chỉ sống và sinh sôi nảy nở mạnh ở trong cơ thể người. Ta tách nhau ra thì nó hết đường sống”, PGS. TS Nguyễn Huy Nga nhấn mạnh.

Tuy nhiên, trước thói quen của người Việt, đặc biệt tại các chợ dân sinh vẫn còn rất nhiều người đi mua sắm thực phẩm, PGS. TS Nguyễn Huy Nga khuyến cáo, cả người đi chợ và người bán hàng cần phải đeo khẩu trang. Đặc biệt đối với người bán hàng cũng cần phải được đeo găng tay.

{keywords}

PGS. TS Nguyễn Huy Nga, nguyên cục trưởng Cục quản lý môi trường, Bộ Y tế

Các quầy hàng cần được bố trí giữ khoảng cách ngồi xa nhau, tránh ken đặc. Giữa người mua với người bán, người bán với người bán cần giữ khoảng cách trên 2m.

“Khi về nhà rửa tay với xà phòng 6 bước ngay. Trong điều kiện như thế này, các bà nội chợ không nên đi chợ hàng ngày thay vào đó có thể mua nhiều lên đủ lượng thực phẩm trong vài ba ngày đến một tuần  bảo quản trong tủ lạnh. Có những thực phẩm để tủ lạnh cả tuần vẫn đảm bảo ATTP. 

Điều này nhằm hạn chế việc ra đường, tránh phải đi lại, tiếp xúc với nhiều người, hạn chế thấp nhất rủi ro lây nhiễm Covid- 19.  Đặc biệt, người dân nên thực hiện ăn chín, uống sôi, không nên ăn rau sống, đồ sống nữa”, PGS. TS Nguyễn Huy Nga nhấn mạnh.

Chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, ông cho biết cũng “đang tự cách ly bằng cách hạn chế tiếp xúc với người ngoài. Chủ yếu tôi ở nhà làm việc. Tôi thường dậy sớm và thực hiện các bài xoa bóp cơ thể cho huyết khí lưu thông, tập thở khí công”.

Khi giải lao ông đi lại, hít thở trong không gian của mình, vận động cơ thể, tay chân, chăm sóc cây cảnh và tập nấu các món mà trước đây chưa có thời gian thực hiện.

“Tôi tranh thủ đọc sách qua mạng, vì trước đây mình bận rộn không có thời gian đọc. Tôi làm thơ, viết nhật ký hoặc hồi ký các chuyện thời thơ ấu, tuổi trẻ rồi đưa lên facebook. Thỉnh thoảng tôi giải trí bằng xem phim hài, phim truyện hoặc ca nhạc trên truyền hình, chat trên facebook”, PGS. TS Nguyễn Huy Nga nói.

Tính đến 7h ngày 27/3, Việt Nam ghi nhận 153 ca nhiễm Covid-19, trong đó, 17 ca đã bình phục hoàn toàn.

136 ca còn lại đang được điều trị tại 21 cơ sở y tế trên cả nước, hầu hết có sức khỏe ổn định, trong đó, nhiều bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1-4 lần.

Ngoài ra, có 3 ca trong tình trạng rất nặng đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, trong đó, 1 bệnh nhân chỉ định can thiệp ECMO, 2 bệnh nhân còn lại thở oxy.

Bên cạnh đó, có 1.729 ca nghi nhiễm đang được cách ly, theo dõi chặt chẽ. 57.104 ca tiếp xúc với người nghi nhiễm và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi (cách ly) tại các khu cách ly tập trung và tại nhà, nơi lưu trú.

Để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh dịch Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần hạn chế đến những nơi đông người, đeo khẩu trang khi ở địa điểm đông người. Rửa tay thường xuyên, đặc biệt khi tiếp xúc với các bề mặt, nên rửa tay dưới các vòi nước, giữ tiếp xúc khoảng cách với người lạ, người có biểu hiện viêm đường hô hấp cấp do Covid- 19. Khoảng cách an toàn từ 2m, hạn chế bắt tay; giữ ấm cơ thể, sát khuẩn họng hàng ngày bằng dung dịch muối, không đến những nơi có động vật hoang dã.

N. Huyền

Bệnh viện Mỹ quá tải, bác sĩ cầu xin máy thở

Bệnh viện Mỹ quá tải, bác sĩ cầu xin máy thở

Colleen Smith, bác sĩ cấp cứu ở thành phố New York (Mỹ) cho biết cô và đồng nghiệp đang phải đối mặt với tình trạng liên tục thiếu máy thở và các trang thiết bị y tế khác để điều trị cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19.