Sau 3 năm (2021-2023) thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Đà Nẵng đã triển khai đồng bộ và hiệu quả nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo.
Các chính sách có thể kể ra như: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ về y tế, giáo dục, tín dụng, xây mới, sửa chữa nhà ở, bố trí chung cư cho hộ nghèo…
Toàn thành phố có hơn 34.000 cá nhân/hộ gia đình thụ hưởng chính sách trợ giúp xã hội, với kinh phí gần 250 tỷ đồng.
Năm 2023, Sở LĐ-TB&XH TP Đà Nẵng cũng phối hợp với các ngành, địa phương triển khai thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố về mở rộng đối tượng bảo trợ xã hội và điều kiện được hưởng đến các hộ có hoàn cảnh khó khăn với các nhóm đối tượng đặc thù ngoài quy định tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.
Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, như cấp thẻ bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí cho học sinh các cấp và hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà ở, hỗ trợ tiền điện, vay vốn, trợ cấp hàng tháng... với tổng nguồn lực giúp đỡ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo gần 230 tỷ đồng.
Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP Đà Nẵng cho biết, với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp, năm 2023, toàn thành phố thoát 1.343 hộ cận nghèo theo chuẩn thành phố (tỷ lệ 0,45%).
Tổng số hộ nghèo còn sức lao động cuối năm 2023 còn lại 4.167 hộ (chiếm tỷ lệ 1,39%). Hoàn thành và vượt 100,5% kế hoạch giảm nghèo thành phố giao.
Giai đoạn 2022-2025, Đà Nẵng phấn đấu giảm hộ nghèo còn sức lao động chuẩn thành phố hằng năm từ 1-1,5%; phấn đấu đến cuối năm 2025 không còn hộ nghèo còn sức lao động theo chuẩn thành phố. Giai đoạn 2026-2030, Đà Nẵng thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều bền vững, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Giai đoạn 2022-2025 toàn xã có 337 hộ nghèo, trong đó có 142 hộ nghèo còn sức lao động với 446 khẩu và 195 hộ không còn sức lao động. Những năm qua, với các mô hình giảm nghèo được thực hiện nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần bảo đảm cuộc sống người dân, an sinh xã hội trên địa bàn thành phố cũng như chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững. Đến đầu năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo còn sức lao động đã giảm đi rất nhiều khi còn 40 hộ.

6 năm trước chồng chị Hồng qua đời, một mình chị trở thành trụ cột chính nuôi 3 con ăn học, công việc của chị thời điểm ấy là đi phụ tráng mỳ lấy tiền công với thu nhập bấp bênh không đủ sinh hoạt.



Gia đình anh Tình có 5 khẩu gồm hai vợ chồng và 3 con nhỏ. Trong đó chị Mai đang bị bệnh ung thư tuyến giáp. Trước đây, cả gia đình sống trong ngôi nhà lợp tôn tạm bợ với diện tích 16m2, đây cũng là nơi chị Mai mở quán để cắt tóc. Mùa mưa lụt, căn nhà luôn bị ngập rất sâu, cuộc sống cả gia đình rơi cảnh khốn khó.
Trong ảnh là vợ chồng anh Tình đứng bên ngôi nhà cũ trước đây.

![]() |
![]() |


"Với những hỗ trợ của chính quyền xã đã giúp gia đình tôi có bệ đỡ để phát triển hơn. Hiện nay cuộc sống gia đình cũng ổn định nhiều, tôi và vợ đã bàn nhau năm nay sẽ viết đơn xin hết hộ nghèo", anh Tình chia sẻ.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |

Chồng chị Hà bị ung thư vừa qua đời cách đây 6 tháng, một mình chị nuôi 2 con nhỏ, hiện gia đình đang là hộ nghèo của xã.

"Hiện nay tôi đang làm đơn xin xã hỗ trợ máy xới đất để tăng năng suất canh tác hơn. Nhờ những chương trình hỗ trợ của xã đã giúp gia đình tôi có cuộc sống tốt hơn trước rất nhiều", chị Hà chia sẻ.

