“Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” đã chỉ rõ quan điểm lấy nười dân là trung tâm của chuyển đổi số; thiết bị di động thông minh là phương tiện chính của người dân trong thế giới số. 

Qua hơn 4 năm triển khai Chương trình chuyển đổi số quốc gia và hơn 3 năm hiện thực hóa các mục tiêu trong Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực.

Tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước như Hà Nội, TP HCM, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Kon Tum, Tây Ninh..., công cuộc chuyển đổi số, phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số, chính quyền số đã mang lại cho người dân và doanh nghiệp nhiều lợi ích. Người dân, doanh nghiệp tại các địa phương đã được sử dụng các dịch vụ và tiện ích số, tiết kiệm chi phí khi không còn phải trực tiếp đến các cơ quan nhà nước để thực hiện thủ tục hành chính.

W-chuyen doi so Kon Tum 2.jpg
Người dân ở Kon Tum đã có thể tự nộp hồ sơ, thanh toán trực tuyến.
W-chuyen doi so KonTum 1.jpg
Cung cấp dịch vụ chất lượng phục vụ xã hội là một mục tiêu hướng tới của Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số. Theo đó, người dân, doanh nghiệp sẽ được sử dụng dịch vụ số theo nhu cầu cá thể hóa, theo suốt cuộc đời, khi cần, theo cách thuận tiện, trực tuyến hoặc trực tiếp, dễ dàng, đơn giản, nhanh chóng, không giấy tờ, không cần sự hiện diện nếu pháp luật không yêu cầu.
W-chinh quyen so Da Nang 1.jpg
Theo thống kê của Bộ TT&TT, tính đến trung tuần tháng 11, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyếntoàn trình đủ điều kiện đã đạt 100%. Cả 83/83 bộ, tỉnh đều đã ban hành danh mục dịch vụ công trực tuyến toàn trình, một phần theo quy định của Chính phủ. 
W-Nhiều dịch vụ tiện ích của thành phố Đà Nẵng đã được chính quyền thành phố cung cấp tới người dân, doanh nghiệp qua app Smart City..jpg
Cùng với đó, hiện nay, tất cả 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã hoàn thành nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ kết nối với phần mềm dịch vụ công liên thông.
W-chinh quyen so Hue.jpg
Cùng với đó, “Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030” cũng đã nêu ra tầm nhìn đến năm 2030 là: “Chính phủ số chuyển đổi cách thức phục vụ người dân, doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất của doanh nghiệp, tạo thuận lợi, mang lại sự hài lòng của người dân, để người dân, doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào hoạt động của cơ quan nhà nước để cùng tạo ra giá trị, lợi ích, sự hài lòng, niềm tin và đồng thuận xã hội”.
W-cuoc thi ky nang an toan thong tin Hue.jpg
Một người dân ở Huế đang tham dự cuộc thi kỹ năng an toàn thông tin.
W-trung tam dieu hanh thong minh 4.jpg
Hiện nay, tất cả 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã hoàn thành nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ kết nối với phần mềm dịch vụ công liên thông.
W-trung tam dieu hanh thong minh 5.jpg
63 địa phương và 14 bộ, ngành đã hoàn thành việc kết nối Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh với Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
W-trung tâm điều hành thông minh Tây Ninh.jpg
Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Tây Ninh.
W-Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh sử dụng hóa đơn điện tử.jpg
Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh sử dụng hóa đơn điện tử.
W-Khánh thành Trung tâm dữ liệu Chính của Thủ đô Hà Nội.jpg
Khánh thành Trung tâm dữ liệu Chính của Thủ đô Hà Nội.
W-trung tam du lieu Ha Noi.jpg
Bên trong Trung tâm dữ liệu Hà Nội.