Cứ đến mùng 7 tết Nguyên đán, người dân vùng đảo Hà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh lại tổ chức lễ rước người cao tuổi lên miếu Tiên Công để báo ơn. Những gia đình có ông, bà tuổi thọ 80 trở lên sẽ được con cháu trong gia đình làm lễ rước từ nhà lên miếu, thu hút sự chú ý của người dân.

W-Ảnh 1.JPG.jpg
Cụ bà Bùi Thị Gỏng (phường Yên Hải, Quảng Yên) là một trong 4 "cụ thượng" tròn 100 tuổi năm nay được con cháu dùng xích lô rước lên miếu Tiên Công.  

Có gia đình trang trí xích lô để thay võng rước ông, bà lên miếu báo ơn. Những người thọ 100 tuổi được người dân địa phương gọi là "cụ thượng". 

Do lượng lượng người đổ về miếu Tiên Công quá đông, gần 2km đường vào trong sáng nay đã bị ùn tắc.

Ảnh 7.JPG.jpg
Các "cụ thượng" khác vẫn được con cháu dùng võng để rước lên miếu.  

Theo ban quản lý miếu Tiên Công, năm nay có 123 cụ dẫn lễ, 36 "cụ thượng" rước lễ tập thể, trong đó có 4 cụ 100 tuổi (2 cụ ông, 2 cụ bà). 

Lễ hội Tiên Công năm nay kỷ niệm 591 năm các Tiên Công khai canh, mở đất vùng đảo Hà Nam (1434 - 2024). Đây cũng là dịp để ôn lại truyền thống lịch sử, tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, tôn vinh các Tiên Công, những người đầu tiên đã có công quai đê, lấn biển, lập làng, khai sáng vùng đảo Hà Nam.

W-Ảnh 4.JPG.jpg
Các cụ bà sau khi được con cháu rước lên miếu sẽ ngồi chờ để làm lễ báo ơn.  

Lễ hội Tiên Công vùng đảo Hà Nam đã được nhân dân giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị hơn 300 năm. Năm 2017, lễ hội Tiên Công được Bộ VHTTDL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

W-Ảnh 5.JPG.jpg
"Cụ thượng" báo ơn các vị Tiên Công đã có công quai đê lập đảo cho con cháu sinh sống sau này.  
W-Ảnh 6.JPG.jpg
Báo ơn Tiên Công.  
W-Ảnh 8.JPG.jpg
Rất đông người dân đổ về miếu Tiên Công để chiêm ngưỡng các đoàn rước "cụ thượng". 
W-25b32f51 2a61 4e9d 8816 7af013498944.jpeg
Miếu Tiên Công nơi thờ các vị Tiên Công đã quai đê lập đảo Hà Nam cho con cháu sinh sống sau này.  

Ảnh: Phạm Công

Đầu năm xem ‘vua’ xuống ruộng đi càyLễ Tịch điền của Hà Nam là nét đẹp trong văn hoá sinh hoạt cộng đồng, gắn liền với hình ảnh “vua đi cày”, mang ý nghĩa khuyến nông, trọng nông sâu sắc.