Nhổ từng cây cà chua bỏ đi, cô Đặng Thị Quý (43 tuổi, thôn Hoàng Gián, phường Hoàng Tiến, TP Chí Linh, Hải Dương) không nghĩ rằng vụ mùa năm nay thất bát đến như vậy.

Cô Quý đứng bần thần ở ruộng hoa màu mà không biết bấu víu vào đâu khi 7 sào trồng cà chua của gia đình đến nay không bán được. "Trâu bò, lợn, gà sẽ được ăn no, còn nhà tôi thì tay trắng", cô Quý buồn bã.

Cô kể, vụ trồng hoa màu bắt đầu từ tháng 8, chăm bẵm tưới tiêu chỉ chờ đến vụ Tết để bán kiếm tiền trang trải cuộc sống. Vậy mà dịch bệnh bùng phát, TP Chí Linh lại là tâm dịch, chính quyền căng mình chống chọi nên phải ra lệnh phong tỏa toàn thành phố. Nông sản vì thế mà không thể tiêu thụ...

{keywords}
Ruộng cà chua chín đỏ mà không bán được

 

{keywords}
Người dân tại TP Chí Linh phải phá bỏ hoa màu để vứt đi vì tồn đọng quá lớn

 

{keywords}
Hoa màu đã qua vụ Tết nhưng do thành phố phong toả nên thương lái không tới mua được

Cũng từ đấy, mọi cửa ngõ tại thành phố này "nội bất xuất, ngoại bất nhập", tuyến đường giao thương của bà con nông dân bán cho tiểu thương Quảng Ninh bị chia cắt.

"Dân ở đây chủ yếu bán nông sản cho Quảng Ninh, mọi năm vào dịp Tết cà chua bán 15.000/kg, thương lái đánh xe tới tận ruộng để mua. Năm nay qua Tết rồi mà nhà tôi chưa bán được ít nào, cả ruộng cây đã đến đoạn tàn úa", cô Quý ngậm ngùi.

Hôm nay (19/2) là ngày thứ 2 bà Đỗ Thị Mong (51 tuổi, phường Hoàng Tiến) đi ra ruộng để vặt những quả cà chua chín đỏ để vứt đi. Nhà bà có 7.000 cây cà chua sai trĩu quả, nhưng đành đứng nhìn vì quá nửa số đó đã hư hỏng do tồn đọng.

Khi ra về, bà Mong không quên chất đầy 1 bao cà chua để mang về cho gà ăn, còn liên tục gọi với mọi người là ai có trâu, bò gì thả đồng thì cứ tới ruộng lấy cho bớt công nhổ bỏ.

"Cả cánh đồng rộng lớn này nhà nào cũng trồng hoa màu, đến nay đã tới thời kỳ tàn héo, giờ cũng không kịp để chuyển đổi trồng lúa, phải phá đi rồi chờ tới tháng 8 trồng mới...", bà Mong nói.

{keywords}
Hoa màu đã qua vụ Tết nhưng do thành phố phong toả nên thương lái không tới mua được

 

{keywords}
Người dân bần thần ngồi tại ruộng cà chua

 

{keywords}
Cà chua được người dân mang về cho gia súc ăn

 

{keywords}
Cà chua được người dân mang về cho gia súc ăn

1.000 đồng/ cái bắp cải không ai mua

Ông Nguyễn Văn Hưởng (61 tuổi, phường Hoàng Tiến) ôm từng bao bắp cải đem vứt xuống hồ cho cá ăn. Đây là lần đầu tiên ông phải làm việc này, xót xa nhưng ông cũng chẳng biết làm cách nào.

Gần 10.000 cây bắp cải đến dịp thu hoạch đành phải làm thức ăn cho cá, bán rẻ còn 1.000 đồng/ cái cũng không ai mua. Ngoài trồng bắp cải, nhà ông Hưởng cũng trồng thêm 4.500 cây cà chua và 3.000 bông hoa huệ.

Tất cả đến nay thành "phế phẩm" khi chính tay ông chăm bón nay cũng chính tay ông phải phá đi.

"Vốn liếng đổ hết vào hoa màu nay mất trắng, tôi chỉ mong sao đại dịch mau chóng qua đi để bà con quê tôi nói riêng không phải tái diễn cảnh được mùa nhưng mất giá này nữa", ông Hưởng buồn bã.

Tại TP Chí Linh còn có vựa rau rủ cực lớn tại xã Nhân Huệ cũng đang trong cảnh chờ được "giải cứu".

{keywords}
Bắp cải thành thức ăn cho cá

 

{keywords}
Bắp cải thành thức ăn cho cá

Nhiều người dân tại đây trồng cà rốt cũng đã phải tự phá bỏ hoặc đem về cho vật nuôi ăn.

Ngày 17/2, UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu Sở NN&PTNT, các huyện, thị xã trên địa bàn khẩn trương thực hiện các giải pháp hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản sau Tết. Các xã, phòng ban đảm bảo tổ chức sản xuất nông nghiệp được diễn ra bình thường, kể cả khu vực có phong tỏa, các hộ gia đình có F2 bị cách ly nhưng phải hướng dẫn đảm bảo thực hiện 5K theo khuyến cáo của ngành Y tế.

Đồng thời, UBND tỉnh Hải Dương đề nghị Bộ Công thương, tỉnh Quảng Ninh, TP Hải Phòng tạo điều kiện cho phương tiện vận tải nông sản lưu thông qua các chốt kiểm soát để kịp thời tiêu thụ.

Dân vùng dịch Chí Linh nhận thẻ 3 ngày đi chợ một lần

Dân vùng dịch Chí Linh nhận thẻ 3 ngày đi chợ một lần

Từ hôm nay, người dân ở tâm dịch được phát thẻ đi chợ, theo chu kỳ 3 ngày một lần. Đây là biện pháp để Chí Linh tiếp tục thực hiện giãn cách, chống dịch Covid-19.

Phạm Công