UBND tỉnh Bình Thuận đề ra mục tiêu phát triển khai thác thủy sản vùng khơi hiệu quả, bền vững trên cơ sở giảm dần cường lực khai thác, cân đối với trữ lượng nguồn lợi thủy sản, tái bố trí sinh kế của cộng đồng ngư dân sang phát triển nuôi trồng, chế biến thủy sản, dịch vụ du lịch... Tổ chức lại nghề cá vùng ven bờ, vùng nước nội địa trên cơ sở cấm các tàu cá hoạt động khai thác nghề cấm, nghề khai thác mang tính hủy diệt. Tỉnh sắp xếp, thay đổi cơ cấu nghề khai thác trên các vùng biển của tỉnh theo hướng phát triển các nghề khai thác thân thiện, có hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản.
Theo thống kê tại Bình Định có 19 làng chài ven biển. Các làng chài ở Bình Định đều có tiềm năng phát triển du lịch. Từ lợi thế đó, các địa phương đã dần chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác thủy sản chuyển sang làm du lịch và hậu cần nghề cá.
Tại xã Nhơn Lý, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định từ xã nghèo ven biển đến nay Nhơn Lý thành thiên đường du lịch. Cách thành phố khoảng 22km, ngư dân trên làng chài Nhơn Lý đã dần chuyển đổi nghề sang khai thác du lịch biển bền vững.
Trước đây, toàn xã Nhơn Lý nam giới đi biển, phụ nữ làm nội trợ. Nghề chính của họ là khai thác hải sản ven bờ bằng te, vó, lưới. Người dân nghèo khó, nguồn lợi thủy sản cạn kiệt. Từ khi du lịch phát triển, du khách biết đến Nhơn Lý nhiều hơn. Ngư dân tại đây đã thay đổi nghề khai thác hải sản sang làm du lịch, xây dựng homestay và phát triển nhiều hoạt động phục vụ du khách như lặn ngắm san hô, câu mực, câu cá, đánh bắt cá trải nghiệm. Người dân trong xã đã liên kết và chia sẻ lợi ích với nhau, góp phần giải quyết nhiều công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân
Năm 2015 trên địa bàn xã có 252 chiếc tàu thuyền ca nô cơ giới đánh bắt hải sản, đến nay giảm còn khoảng 150 chiếc; cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tăng nhanh, hiện toàn xã có 50 cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, gần 60 chiếc tàu composite chuyên chở khách du lịch ra các đảo, gần 40 chiếc xe điện, 30 khách sạn, nhà nghỉ, homestay với khoảng 200 phòng phục vụ hoạt động lưu trú tại địa phương.
Ngoài chuyển đổi sang làm du lịch, tỉnh Bình Định cũng có chiến lược hỗ trợ ngư dân chuyển đổi các nghề khai thác hải sản gần bờ, mang tính tận diệt sang đánh bắt xa bờ. Các địa phương khuyến khích ngư dân chuyển đổi sang nghề nuôi trồng thủy sản, dịch vụ thủy sản, các nghề phi nông nghiệp hoặc chuyển sang nghề khai thác thủy sản không bị cấm trong vùng ven bờ.
Bình Định triển khai thực hiện các chính sách về an sinh xã hội, hỗ trợ sinh kế trong thời gian chờ chuyển đổi nghề, tạo việc làm mới. Các giải pháp đào tạo nghề nông nghiệp nông thôn. Ngư dân chuyển đổi nghề bằng nguồn vốn của hộ gia đình hoặc nguồn vốn vay từ các chính sách tín dụng ưu đãi.
Các trường hợp chuyển đổi từ nghề hoạt động khai thác bị cấm sang nghề khai thác không bị cấm theo vùng hoạt động. Bình Định đưa ra giải pháp đối với các tàu cá giữ nguyên nghề khai thác cũ đề nghị chủ tàu cải hoán lại vỏ tàu cá, tăng chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên để đủ điều kiện hoạt động khai thác vùng lộng.
Các tàu cá chấp nhận chuyển đổi nghề: đề nghị chủ tàu chuyển sang nghề không bị cấm hoạt động khai thác trong vùng ven bờ. Ví dụ: Nghề lưới Kéo: chuyển sang nghề lưới rê, câu tay, mành tôm. Ngư dân làm nghề kết hợp ánh sáng chuyển sang nghề vây ngày, lưới rê, câu tay. Nghề lưới lồng, đón, đáy chuyển sang nghề lưới rê, câu tay.