Các nhà thiên văn học đang chờ đợi vụ nổ của ngôi sao Betelgeuse từ chòm sao Orion, nằm cách Trái đất khoảng 700 năm ánh sáng. Siêu sao màu đỏ này có kích thước gấp 1.400 lần Mặt trời và hiện đang ở giai đoạn cuối cùng của vòng đời một ngôi sao.
Ngôi sao có kích thước gấp 1.400 lần Mặt trời sắp phát nổ
Kể từ tháng 10/2019, các nhà thiên văn học thuộc Đại học Villanova, Pennsylvania (Mỹ) bắt đầu nhận ra độ sáng của ngôi sao này đã giảm đi rất nhiều. Ánh sáng của nó tỏa ra yếu nhất trong vòng 50 năm quan sát gần đây.
Theo các nhà khoa học, đây có thể là dấu hiệu của một ngôi sao đi hết vòng đời và sắp nổ tung. Ngôi sao giảm đi ánh sáng có thể là do đang cạn kiệt dần "nhiên liệu". Việc bị bào mòn năng lượng sẽ khiến lõi của ngôi sao này cũng bị bào mòn, từ đó dẫn tới vụ nổ siêu tân tinh.
Nếu đúng như dự đoán thì khi ngôi sao này phát nổ, con người có thể nhìn thấy vụ nổ từ Trái Đất kể cả khi trời sáng.
Tuy nhiên, sao Betelgeuse nằm cách Trái đất khoảng 700 năm ánh sáng. Điều đó có nghĩa, chúng ta sẽ nhìn thấy vụ nổ vào thời điểm 700 năm sau kể từ khi nó xảy ra.
"Betelgeuse thậm chí còn không phải ngôi sao có khả năng nổ tung sớm nhất. Vị trí đó thuộc về sao Eta Carinae. Tuy nhiên, Betelgeuse nằm về phía bắc bán cầu, do vậy vụ nổ của nó sẽ được nhiều người chứng kiến hơn. Chúng ta không thể dự đoán được chính xác 100% khi nào thì một vụ nổ sao sẽ xảy ra", nhà thiên văn Yvette Cendes của Trung tâm Harvard-Smithsonian kết luận.
Trường Giang (Theo Daily Mail, Sputnik)
Giáo sư Mỹ khẳng định biết cách chế tạo ra cỗ máy thời gian
Nhà vật lý thiên văn học Ron Mallet tin rằng, ông đã tìm ra cách du hành ngược thời gian bằng việc sử dụng laser.