Tọa lạc trên những ngọn đồi cao hơn 700 m so với mực nước biển ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, là ngôi làng Ding Wuling, vốn là nơi sinh sống của người dân tộc thiểu số Hakka. Đây là một dân tộc có nền lịch sử và văn hóa rất phong phú, nổi bật kiến trúc độc đáo là những ngôi nhà bằng đá.
Ding Wuling từ lâu được gọi là ngôi làng kỳ lạ. Thoạt nhìn, trông kiến trúc bên ngoài của làng không có nhiều khác biệt so với những nơi khác. Nhưng điểm kỳ lạ ở chỗ, suốt một thế kỷ qua, trong làng không hề xuất hiện bóng dáng của con muỗi nào.
Dù được bao quanh bởi thảm thực vật tươi tốt, rải rác quanh làng là những ao hồ hay hồ nước, lẽ ra Ding Wuling phải tập trung rất nhiều muỗi, đặc biệt là mùa hè. Nhưng sinh vật nhỏ bé hút màu này được cho là đã không xuất hiện ở đây suốt trăm năm qua.
Chưa lý giải bằng kiến thức khoa học, hầu hết người dân địa phương tin rằng, bí ẩn này có liên quan tới phiến đá hình con cóc đặt phía ngoài làng. Họ tin rằng, đây chính là đại diện của vị thần để xua đuổi muỗi.
Một lời giải thích phổ biến khác gắn liền với thói quen của người dân Hakka. Đó là họ quen thu thập rác thải, chôn chúng trên sườn đồi gần làng, qua đó, giúp nơi này sạch sẽ thoáng đãng, không xuất hiện muỗi bọ.
Trước đó vào năm 2016, tờ Nhật báo Trung Quốc People’s Daily từng đưa tin về ngôi làng bí ẩn không có muỗi. Trong khi người dân ở làng mong các chuyên gia sớm có câu trả lời giải thích cho hiện tượng lạ này. Tuy vậy, suốt nhiều năm trôi qua, tới nay, bí ẩn này chưa có lời giải đáp thích đáng. Và đến nay, câu chuyện tượng "cóc thần" chống muỗi vẫn chỉ là lời kể truyền miệng của người đân địa phương.
Ngày nay, không chỉ mệnh danh là "ngôi làng không muỗi", Ding Wuling còn thu hút du khách nhờ bề dày lịch sử văn hóa, kiến trúc độc lạ và cảnh quan thiên nhiên thoáng đãng, trong lành.
Cảnh sống khó tin ở ngôi làng cheo leo trên vách núi
Để leo từ trên làng xuống dưới, người dân phải mất tới 2 giờ đồng hồ. Khi có nông sản cần đi bán, họ cũng phải leo xuống bằng chiếc thang gỗ.
Theo Odd/ Dân Trí