Các loại thực phẩm "thượng vàng, hạ cám" đều được làm giả tinh vi đang ngày ngày đầu độc người tiêu dùng.

1. Mực khô làm từ cao su

Tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, mực khô giả làm từ cao su đã xuất hiện và được các cơ quan chức năng tìm hiểu, cảnh báo cho người dân.

Đặc điểm của loại cá mực này là có hình dáng lạ, khi đốt có hiện tượng khét lẹt giống như mùi cao su cháy, phần râu mực và đuôi lộ rõ những vết cắt.

Với những sản phẩm mực xé sợi tẩm ướp thì khi ngâm vào nước, sợi mực sẽ nở to ra, trở thành một sợi cao su bóng, sáng. 

Giá của loại mực giả này chỉ từ 140.000 - 200.000 đồng/kg trong khi giá mực khô bán trên thị trường dao động từ 450.000 - 700.000 đồng/kg.

{keywords}
Mực khô ăn như cao su

2. Mực lạ

Gần đây tại một số chợ trên địa bàn TP. Sa Đéc, Đồng Tháp xuất hiện một loại mực tươi sống, giá rất rẻ và một loại khô mực có hình dáng lạ.

Theo phản ánh của một số tiểu thương, loại mực không rõ nguồn gốc này thường được đóng thành kiện, giữa kiện mực có một dòng chữ bằng tiếng Trung Quốc, mỗi kiện khoảng 10kg và được bảo quản trong ngăn đá, giá bán chỉ từ 43.000-44.000 đồng/kg.

Loại mực này có màu xám, không hồng hào như các loại mực thường thấy bày bán ở các chợ và ăn không giòn. Riêng túi mực rất dài và có lợn cợn màu vàng, để trong nước sẽ nổi lên và không được trắng.

Bên cạnh đó, trên địa bàn cũng xuất hiện loại mực khô có hình dáng lạ, được những người bán dạo bày bán.

Qua quan sát bằng mắt thường, loại mực này có độ dầy rất nhiều so với mực thường, khi nướng trên lửa, thân mực vẫn thẳng và có màu đỏ sậm hoặc trắng bệch, khi ăn vị không ngọt và không thơm.

Giá bán của loại mực khô không rõ nguồn gốc này chỉ bằng phân nửa giá mực khô thông thường.

3. Trứng gà giả

Loại trứng gà được làm giả nhìn bằng mắt thường có hình dáng không khác trứng gà công nghiệp. Duy có một điểm khác là trứng nghi giả to hơn trứng gà công nghiệp của Việt Nam một chút.

{keywords}
Trứng giả khiến nhiều người hoang mang

Theo chuyên gia gia cầm, nếu quan sát kỹ cấu tạo quả trứng thật có thể phân biệt được thật - giả. Vỏ trứng thật gồm 3 lớp, lớp ngoài cùng gọi là niêm dịch, sờ vào thấy phấn. Lớp giữa cứng có tới 76.000 lỗ thông hơi (tạo nên các hạt nhỏ li ti). Lớp trong cùng gồm 2 màng mỏng, hợp với nhau thành một buồng hơi ở một đầu quả trứng (khi luộc, trứng khuyết ở một đầu).

Lòng trắng trứng thật cũng gồm 4 lớp albumin sắp xếp theo trật tự: lỏng - cứng hơn - lỏng - cứng. Khi nhỏ axít vào (đơn giản nhất là lấy chanh) thì albumin bị vón cục. Lòng đỏ trứng thật được bao bọc bằng một màng mỏng có hệ thống dây chằng nối với lòng trắng nhằm cố định lòng đỏ. Trên lòng đỏ có một chấm trắng gọi là phôi.

Trứng giả nếu được làm từ hóa chất thì sẽ không có đặc điểm trên.

Với thành phần hóa chất được phỏng đoán để làm giả trứng như hàn the, paraphin, axít, chất dẻo, phèn chua... chuyên gia an toàn thực phẩm cho biết nếu ăn nhiều trứng giả có thể ngộ độc chết người bởi các hóa chất này đều bị cấm sử dụng trong thực phẩm.

4. Tai lợn làm từ nhựa và gelatin

Giữa năm 2013, báo chí Trung Quốc khiến nhiều người hoảng hốt khi đưa tin người dân thành phố Cám Châu thuộc tỉnh Giang Tây phát hiện tai lợn nhân tạo nghi ngờ được làm từ nhựa và gelatin.

Theo phản ánh của người dân, tai lợn này không bình thường, nó không chỉ có mùi hóa học khó ngửi mà còn vừa xé đã rách.

Sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc và phát hiện một khu chuyên chế biến tai lợn giả. 

Nhân viên điều tra cho biết, bì của số tai lợn giả không có tổ chức huyết quản và sụn, mùi của nó rất khó ngửi, có thể dùng vật cứng đâm thủng, không có độ dai như tai lợn thật, thậm chí dễ dàng xé rách chúng bằng tay.

5. Sườn bò làm từ bột mì 

Những ngày cuối năm 2013, trên mạng xã hội Facebook đang rộ lên thông tin sản phẩm “sườn bò thơm cay” của Công ty TNHH Sa Sa sản xuất không phải làm từ các nguyên liệu như quảng cáo trên bao bì mà là từ xốp bọc hoa quả, khiến các bậc phụ huynh vô cùng hoang mang.

Qua xác minh của báo chí và các cơ quan chức năng, những gói sườn bò thơm cay với giá chỉ 2 – 3000 đồng/gói, được bán rộng rãi tại các quầy hàng quanh khu vực cổng trường thực chất được làm chủ yếu từ... bột mì và hương liệu.

Cơ sở sản xuất này đã mắc rất nhiều lỗi về vi phạm về an toàn thực phẩm, nhiều gói sản phẩm có bao bì ghi "Sườn bò thơm cay", "sườn bò hảo hạng", "đuôi bò thơm ngon"... đã bị thu giữ.

{keywords}
Sườn làm giả

6. Vây cá mập

Quy trình làm giả vây cá mập  từ những hóa chất độc hại được phơi bày khiến người tiêu dùng Trung Quốc sốc. 

Theo điều tra của phóng viên Đài truyền hình trung ương Trung Quốc, vây cá mập giả được làm từ gelatine, sodium alginate,chất màu và không có giá trị dinh dưỡng.  Các sợi vây cá mập đóng túi giả thậm chí ngâm vào nước không tan, kéo giãn cũng không đứt.

Các chất làm vây cá mập giả khi nấu ở nhiệt độ hơn 100 độ C sẽ phân hủy thành các chất axit kết hợp chất béo tạo thành trichloroacetone. Trichloroacetone gây ảnh hưởng đến gan, thận và cơ quan sinh sản.

Một số sản phẩm vây cá mập được làm giả bán ra thị trường chỉ có giá chưa đến 10 nhân dân tệ (khoảng 330.000 đồng)

Ngoài thủ đoạn làm giả vây cá mập tinh vi trên, ở Trung Quốc, tiểu thương còn làm giả vây cá mập từ cao su.

(Theo VTC)