- Với những người khiếm thị, thể hiện tình cảm, suy nghĩ của mình bằng hình ảnh là một khái niệm xa vời. Làm thế nào mà người khiếm thị lại có thể chụp ảnh được? Để làm được điều này, họ chỉ có thể ngắm bằng tai, bằng tay hình ảnh đối tượng cần chụp.

 

Triển lãm Một tôi khác khai mạc ngày 12/9 tại HN khiến người xem xúc động. Triển lãm gồm 108 bức ảnh là thành quả của 15 nhóm người thiệt thòi trong xã hội sau 4 tháng làm việc với sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội dân sự để đưa tới công chúng những hình ảnh gần gũi nhất, chân thực nhất và đẹp nhất về cuộc sống.

Chị ấy nhiễm HIV đấy, anh ta nghiện ma túy đấy…..

Em ấy khiếm thị đấy…..

Bạn ấy chuyển giới đấy…..

Không biết bao lần những câu nói và ánh mắt của mọi người hàm chứa những suy nghĩ kia hướng về phía Tôi. Làm tôi đau lòng và mặc cảm. Tôi đã có nhiều khi tự hỏi, những suy nghĩ nào mọi người thường có về tôi? Có phải, qua con mắt phán xét và kỳ thị, mọi người chỉ nhìn thấy một Tôi từng nghiện ma túy, khuyết tật, nghèo, tệ nạn… Những định kiến đó không ngăn cản Tôi sống mạnh mẽ, tự vươn lên làm chủ cuộc đời mình.

{keywords}
Anh Huỳnh Hữu Cảnh không ngờ mình lại có thể chụp được ảnh, thậm chí được đánh giá là đẹp.

Triển lãm đã khiến nhiều người xem bất ngờ với chùm ảnh của anh Huỳnh Hữu Cảnh. Anh Cảnh bị hỏng hai mắt do một tai nạn khi mới 8 tuổi. Thế nhưng, chỉ bằng cảm xúc từ trái tim, anh vẫn có thể chụp ảnh như người bình thường. 

{keywords}
Anh Huỳnh Hữu Cảnh đang làm việc tại một cơ sở mát xa.

  Một số tác phẩm của Huỳnh Hữu Cảnh

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Một số bức ảnh khác trong triển lãm Một tôi khác

{keywords}
Trong hình là Bo, nhà ở quận Phú Nhuận. Ban ngày Bo làm phục vụ tại một quán trà sữa, buổi tối lại mặc đồ đẹp của con gái để đi hát  (Tác giả: Yuki)

{keywords}
Trong hình là Bảy "bóng", một bạn chuyển giới nữ sống cùng gia đình trên một cái neo tại khu vực gần cầu Chánh Hưng. Bảy không thể xin việc làm vì là người chuyển giới. (Tác giả: Cát Thy)

{keywords}
Mái tóc được người chuyển giới chăm sóc kỹ nhất, vì nó thể hiện chất "nữ tính" và sự điệu đà của người con gái.  Trong hình là Yuki, theo lời Yuki kể, ngày đi làm chứng minh thư, công an bắt Yuki phải cắt tóc cho giống con trai, Yuki đã bỏ về không làm nữa, với Yuki, thà chết còn hơn phải cắt tóc. (Tác giả: Yuki)

Dự án Photovoice 2013 do Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE) tổ chức có chủ đề "Cuộc sống của tôi đã thay đổi như thế nào?" khởi động đầu tháng 4/2013.

Dự án gồm 15 tổ chức xã hội dân sự với nhóm người yếu thế hưởng lợi như: người chuyển giới, người khiếm thị, dân tộc thiểu số, người nhiễm HIV, người nghèo… Họ tham gia kể câu chuyện của mình bằng hình ảnh hoặc đoạn phim do chính mình thực hiện. Nhờ những "nhiếp ảnh gia" và "nhà làm phim" nghiệp dư này, công chúng sẽ chứng kiến sự thay đổi tích cực trong cuộc sống của bản thân họ và cộng đồng. Những bức ảnh đẹp được trưng bày trong triển lãm Một tôi khác được khai mạc từ ngày 12/9-22/9/2013 tại vườn hoa Lý Thái Tổ (nhà Kèn), Hà Nội.

  T. Lê