XEM CLIP: Lấy mẫu nước trong khu thu nghiệm
Dự án xử lý thí điểm 1.000m2 Hồ Tây được thực hiện tại địa điểm đối diện số nhà 161 Nguyễn Đình Thi, quận Tây Hồ từ ngày 16/5, cùng lúc với thí điểm trên sông Tô Lịch.
Lúc đầu, việc này được thực hiện bằng cách quây tôn đóng chặt xuyên qua tầng bùn đáy. Tuy vậy, do nhà thầu phía Việt Nam vẫn thường làm các dự án thông thường nên không nghĩ tới khả năng lớp bùn dưới chân tôn lại có thể bị phân hủy.
Khi áp dụng công nghệ Nano-Bioreactor, sau một thời gian, lớp bùn bị máy nano phân hủy mạnh dẫn đến tạo ra các khe hở dưới đáy chân tôn khoảng 10cm tại 8 vị trí, khiến nước trong và ngoài khu vực xử lý bị tràn vào nhau.
Nghìn m2 hồ Tây được quây để xử lý thí điểm |
Sau khi phát hiện, ngày 23/6, chuyên gia Nhật Bản đã chỉ đạo tiến hành quây kín lại bằng bạt và các bao cát chèn đáy chân tôn, và chỉ 3 ngày sau, về mặt cảm quan, màu nước bên trong khu vực được quây kín hoàn toàn thay đổi đáng kể.
Như vậy, theo các chuyên gia, giai đoạn vừa qua, các chỉ số phân tích của 1 tháng thí điểm tại Hồ Tây không chính xác, do nước bên trong và bên ngoài lưu thông với nhau.
XEM CLIP: So sánh trực quan nước bên ngoài và bên trong khu thu nghiệm
Hình ảnh nước trong và ngoài sau khi được xử lý thí điểm |
Nước Hồ Tây trong veo sau khi được xử lý |
So sánh 2 mẫu nước ngày 1/7 |
Dựa theo kết quả phân tích lấy mẫu độc lập đối chứng riêng vào ngày 1/7 của Trung tâm Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước quốc gia (Bộ TN&MT), tức sau 1,5 tháng xử lý (thực tế tính từ ngày 23/6 sau khi quây kín tách biệt hoàn toàn với bên ngoài thì chỉ mới trải qua 1 tuần xử lý), so sánh với kết quả phân tích tại thời điểm trước khi tiến hành thí điểm ngày 14/5, các thông số ô nhiễm đều giảm mạnh và đạt giới hạn cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
Đồ thị biểu thị khuẩn E.coli giảm mạnh đạt cột A1 |
Cụ thể: Chỉ số nhu cầu oxy sinh hóa BOD5 giảm từ 23mg/l xuống 16,2mg/l (giảm 1,4 lần), nhu cầu oxy hóa học COD giảm 1,42 lần, chất rắn lơ lửng trong nước TSS giảm 3,8 lần, hàm lượng oxy hòa tan DO đạt giá trị 8,36 mg/l (đạt cột A1 quy định ≥6mg/l).
Đặc biệt, để đánh giá một cách định lượng về nguyên lý làm ức chế, giảm lượng vi khuẩn, vi sinh vật có hại đồng thời kích hoạt làm tăng lượng vi sinh vật có lợi, theo kết quả phân tích của Viện Công nghệ môi trường (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), vi khuẩn Coliform giảm 48 lần, E.coli giảm 72 lần.
Làm sạch sông Tô Lịch, chuyên gia Nhật không cần nước từ hồ Tây
Triệu khối nước hồ Tây đổ vào sông Tô Lịch làm ảnh hưởng đến quá trình thí điểm làm sạch sông bằng công nghệ Nhật Bản Nano-Bioreactor.
Mộc Miên