Các nghiên cứu chỉ ra rằng không những làm giảm hiệu suất công việc mà smartphone còn khiến tăng tình trạng stress ở người dùng.

Sự xuất hiện của smartphone khiến cuộc sống của chúng ta dường như tốt hơn rất nhiều, từ liên lạc tới kết nối thông tin với thế giới bên ngoài....nhưng bên cạnh đó những chiếc điện thoại, với cơ chế riêng lại gây một áp lực không nhỏ tới cơ thể con người.

Không chỉ là bức xạ từ sóng điện thoại gây ảnh hưởng tới não bộ, mà các thói quen sử dụng smartphone tưởng chừng như đơn giản cũng có những tác động nghiêm trọng tới cơ thể người sở hữu smartphone.

Business Insider mới đây đã tăng tải những thông tin mà khiến chắc chắn hầu hết người đọc phải giật mình.

1. Smartphone gây tình trạng căng thẳng

Cụ thể, nghiên cứu từ Business Insider cho thấy tới 89% sinh viên được hỏi cho biết họ thường xuyên có cảm giác điện thoại rung nhưng thực tế không phải thế. Hội chứng rung ảo này được phát hiện trên phần lớn người dùng smartphone hiện nay.

{keywords}
Các thông báo từ smartphone là một trong những yếu tố gây stress ở nhiều người.

Tới 86% người Mỹ cho biết họ có thói quen ngay lập tức kiểm tra email và mạng xã hội khi có thông báo, và điều này khiến họ rất căng thẳng.

Nhà nghiên cứu nội tiết học Robert Lustig cho biết, những thông báo từ điện thoại khiến đánh thức hoạt động của phần não bộ phía trước - bộ phận chuyên giải quyết những vấn đề được ưu tiên. Do đó, khi thông báo trên điện thoại liên tục hiển thị khiến bộ phận này bị rối rắm, quá tải và gây nên tình trạng căng thẳng, thậm chí là sợ hãi (với mức độ nhỏ). Quá trình này kéo dài sẽ tạo lập một chuỗi hành vi tự nhiên: có thông báo - sợ hãi, bồn trồn.

Chính vì thế, "nếu bạn không chấm dứt những điều ngu xuẩn (kiểm tra thông báo điện thoại thường xuyên) thì chúng sẽ khiến bạn gặp nhiều rắc rối".

2. Smartphone làm giảm 40% hiệu suất làm việc của não bộ

Có một sự thật là còn người không thể cùng lúc xử lý nhiều việc. Chỉ có 2.5% dân số thế giới có thể "đa năng" - tức là có thể cùng lúc làm tốt nhiều việc. Do đó, 97.5% người còn lại không thể làm nhiều hơn 1 công việc cùng lúc.

{keywords}
Việc check tin nhắn, thông báo liên tục sẽ gây mất tập trung và làm giảm hiệu suất làm việc.

Sự xuất hiện của một việc khác trong lúc chúng ta đang làm việc sẽ khiến não bộ bị sao nhãng và cần ít nhất là 1/10 giây trước khi trở lại hoàn toàn với công việc đang xử lý - các nhà khoa học gọi đây là "cái giá của sự chuyển đổi" - nó được tính bằng thời gian lãng phí mà một người mất đi do những ý nghĩ, công việc khác trong khi đang xử lý một công việc.

Và thật không may khi các thông báo từ điện thoại hoặc máy tính, các ý nghĩ chợt vụt qua đầu...thậm chí chiếm tối đa tới 40% hiệu suất làm việc của não bộ - nhà tâm lý học David Meyer cho biết.

Ngoài ra, mỗi khi sự xao nhãng xảy ra, cơ thể sẽ tiết ra lượng lớn hoóc môn corticol - gây stress. "Sự chuyển đổi" này cũng tạo ra bồn trồn trong suy nghĩ, gây nên hiện tượng muốn nghỉ ngơi của não trước, kích hoạt dopamine - một chất dẫn truyền thần kinh tạo cảm giác nghiện của não bộ.

Nói một cách khác, tình trạng stress gây ra bởi tình trạng phải làm nhiều việc cùng lúc sẽ khiến cơ thể chúng ta tạo lập một hành vi gọi là "thích bị làm phiền". Và với tác động của các thông báo từ smartphone, người sử dụng sẽ mãi quẩn quanh trong vòng tròn stress và giảm hiệu suất làm việc..

3. Sử dụng nhiều smartphone khiến não bộ lười đi

Trên thực tế não bộ của chúng ta chỉ có tốc độ xử lý khoảng 60 bit/giây, do đó, khi càng có nhiều việc phải làm, chúng ta càng cần có sự chia nhỏ năng lượng não bộ hơn. Điều này khiến nhiều người muốn sử dụng điện thoại hoặc các trợ thủ điện tử khác để xử lý thêm nhiều việc hơn.

Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy điều này không những khiến não chúng ta mệt mỏi hơn mà nó còn trở nên "lười lao động" hơn.

{keywords}
Thói quen lạm dụng công cụ tìm kiếm khiến não bộ bị lười đi, con người ít tư duy hơn

Cụ thể, nhiều nghiên cứu cho biết những người thông minh thường ít sử dụng các công cụ tìm kiếm trên smartphone của họ hơn những người khác. Mặc dù vậy điều đó không hoàn toàn có nghĩa là sử dụng nhiều smartphone thì bị ngu đi, mà chỉ đơn giản là những người thông minh do họ biết nhiều hơn nên cũng ít sử dụng các công cụ tìm kiếm hơn. Tuy nhiên, lại có một sự liên quan không nhỏ giữa việc sử dụng các công cụ tìm kiến và thói quen lười suy nghĩ, phân tích của cơ thể chúng ta.

Ngoài ra, việc tiếp nhận thông tin từ smartphone là một cách "tệ hại nhất", vì cơ thể con người có thói quen tiếp nhận kiến thức một cách sâu sắc hơn từ sách hơn là từ màn hình một thiết bị điện tử. Điều này khiến cho những người thường xuyên đọc sách sẽ có được tư duy sâu sắc và nhạy bén hơn.

Một nghiên cứu mới tại Thụy Sĩ cho biết hầu hết người sử dụng smartphone tại đây gặp tình trạng bồn trồn cả tay và não bộ khi họ nhìn chằm chằm vào điện thoại liên tục một thời gian dài.

Không chỉ thế, mới đây các nhà tâm lý học và nhà khoa học máy tính đã phối hợp nghiên cứu và chỉ ra một hiện tượng khá bất thường đó là: càng nhấp chuột vào các thông báo, hoặc lướt ngón tay trên màn hình cảm ứng để xem các tin tức xã hội nhiều thì não bộ của chúng ta càng cảm thấy "khó chịu". Điều này không giống với hành vi bình thường của não bộ vì thông thường càng tiếp xúc với việc gì đó, thì não bộ sẽ ghi nhớ và trở thành một phản xạ tự nhiên hơn.

Lý giải điều này, các nhà nghiên cứu cho rằng để học hỏi thông tin não bộ cần sự tham gia và hòa nhập vào các hoạt động hơn chỉ đơn giản là việc lướt ngón tay và thu thập thông tin một cách đơn giản.

Như vậy, hơn hết cả để tận dụng smartphone một cách thông minh, chúng ta cần quản lý chặt chẽ thời gian cũng như thói quen của mình để luôn thoải mái cũng như tăng hiệu suất làm việc cao hơn.

Theo Danviet

Xem màn "tra tấn" Galaxy S9/S9+ bằng dao, lửa và lực bẻ cong

Xem màn "tra tấn" Galaxy S9/S9+ bằng dao, lửa và lực bẻ cong

Để kiểm tra độ bền, người ta đã cho Samsung Galaxy S9 và Galaxy S9+ trải qua những màn tra tấn cực điểm, từ cạo xước bằng dao đến dùng lửa đốt màn hình và bẻ cong thân máy.