- Băng tuyết xuất hiện ở Sa Pa khiến du khách bốn phương hào hứng, kéo nhau lên thưởng ngoạn. Ngược lại, dân địa phương chỉ mong qua nhanh mùa lạnh bởi trẻ em không áo ấm, trâu bò – hoa màu chết rét.

Rạng sáng 24/1, băng tuyết bắt đầu xuất hiện ở Sa Pa, Lào Cai và nhiều địa phương khác thuộc khu vực vùng núi phía Bắc như Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Mộc Châu (Sơn La)…Tuyết rơi vào đúng ngày cuối tuần nên khách du lịch bốn phương kéo nhau lên Sa Pa thưởng ngoạn, tận hưởng khung cảnh hiếm có ở Việt Nam. 

{keywords}
Khách du lịch thích thú chơi đùa với tuyết (Nguồn ảnh: facebook)

Bên cạnh những hình ảnh tuyệt đẹp về tuyết, “dân phượt” cũng chia sẻ những câu chuyện, hình ảnh về sự vất vả, thiếu thốn của người dân địa phương.

Hằng Nga, một dân phượt chia sẻ rằng, dù biết vùng cao nghèo, thiếu thốn nhưng Nga cũng chưa bao giờ tưởng tượng họ lại sống trong cảnh nghèo khổ, thiếu thốn đến vậy.

“Dưới cái lạnh âm mấy độ C mình mặc mấy lớp áo ấm, đeo găng tay, đi bốt mà vẫn lạnh buốt, lạnh đến nỗi không có cảm giác gì cả. Thế mà trẻ con ở đây vẫn có em  chỉ mặc đúng cái áo len cũn cỡn, đi chân đất. Nghẹn cả lòng mà chẳng giúp gì được cho các em. Mình chỉ hi vọng mọi người xem được những hình ảnh này, những người chuẩn bị lên ngắm tuyến có thể đem áo ấm lên cho các em, vừa vui chơi vừa giúp đỡ được người dân địa phương thì tốt quá”, Nga chia sẻ.

{keywords}
Hai hình ảnh đối nghịch về băng tuyết.

Cái lạnh không chỉ làm buốt xương thịt mà còn làm buốt lòng người. Hoa màu hư hại, vật nuôi đổ bệnh, người dân địa phương canh cánh nỗi lo mất Tết.

“Dân phượt mình thích tuyết thôi chứ dân địa phương người ta buồn muốn chết. Có nhà hỏng cả vườn rau chuẩn bị thu hoạch, chỉ biết ngồi mếu vì toàn bộ tiền sắm Tết của họ là cái vườn rau đó”, Nga nói.

Theo thông tin từ Báo Lào Cai, nhiệt độ sáng 24/1 tại Sa Pa đã giảm xuống ngưỡng dưới 1 độ C và kèm theo mưa tuyết khiến sinh hoạt và sản xuất của người dân trở nên rất khó khăn. Tỉnh Lào Cai đã triển khai, đôn đốc chính quyền và người dân thực hiện các biện pháp phòng, tránh rét cho người và gia súc, cây trồng.

Ông Nguyễn Tiến Thành, Trưởng Phòng Kinh tế huyện Sa Pa cho biết, toàn bộ đàn đại gia súc (trâu, bò, ngựa) với khoảng 12.100 con của nông dân trên địa bàn đã được nuôi nhốt tại chuồng trại, không thả rông hoặc di chuyển xuống vùng thấp nên đến thời điểm này chưa có thiệt hại xảy ra.

{keywords}
{keywords}
Trẻ em co ro trong cái rét (Nguồn ảnh: facebook)

{keywords}

{keywords}
Trẻ em ở Bản Xèo, Bát Xát, Lào Cai trong cái lạnh dưới 0 độ C (Nguồn ảnh: facebook)

  {keywords}
Một cư dân mạng thông tin về tình trạng rét hại ở Bảo Lạc, Cao Bằng.

Sa Pa đã có kinh nghiệm đối phó với băng tuyết tích lũy từ các năm trước. Tuy nhiên, ở các địa phương băng tuyết đột ngột xuất hiện, không kịp trở tay, thiệt hại là chưa thể báo trước.

Tại huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, băng tuyết bất ngờ xuất hiện sau hơn 50 năm qua khiến chính quyền và người dân luống cuống tìm cách bảo vệ gia súc, gia cầm. Hiện tại, nhiệt độ ngoài trời tại Lộc Bình xuống tới -3 độ C, băng tuyết bao phủ trên diện rộng.

{keywords}

 

{keywords}

 

{keywords}
Tuyết rơi bất ngờ khiến người dân địa phương không kịp trở tay bảo vệ gia súc (Hình ảnh chụp tại Lạng Sơn được một dân mạng chia sẻ)
{keywords}
Hoa màu ngập trong tuyết có nguy cơ hư hỏng cao (Nguồn ảnh: facebook)

Ông Lường Văn Định, Bí thư đảng ủy xã Hữu Lân cho biết hơn 50 năm qua tại địa phương mới xuất hiện băng giá. Do băng giá xuất hiện bất ngờ nên nhiều người dân vẫn chưa có biện pháp xử lý kịp thời. Các biện pháp hiện tại là che chắn chuồng trại, ủ ấm cho gia súc bằng những chiếc bao tải…

Ông Định cũng cho biết, do vụ mùa vừa thu hoạch xong thì trời mưa nên dân địa phương chưa tích trữ được thức ăn cho trâu bò, hiện tại phải dùng thân chuối trộn với cám để làm thức ăn tạm thời. Xã không có bác sỹ thú y, đường xá đi lại khó khăn nên nếu có vật nuôi đổ bệnh thì phải gọi cán bộ thú y từ huyện xuống, công tác cứu chữa sẽ khó kịp thời.

“Băng tuyết bất ngờ nên hiện tại trâu bò của gia đình vẫn đang ở thung lũng, chưa đưa được về chuồng trại, không có gì che chắn nên tôi rất lo trâu bò sẽ chết hết, vì thung lũng cách nhà 15km, đường đi rất khó khăn”, anh Lường Văn Điềm, một người dân địa phương chia sẻ.

Kim Minh – Đoàn Bổng