Luật sư tư vấn: 

Hoàn thành trách nhiệm khi thanh lý hợp đồng và trả sổ bảo hiểm cho người lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt HĐLĐ.

{keywords}
Ảnh minh họa

Khoản 2, 3 Điều 47 Bộ luật lao động 2012 quy định trách nhiệm người sử dụng lao động khi chấm dứt HĐLĐ:

“2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động”.

Theo quy định trên, trong thời hạn 07 ngày làm việc, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, công ty có trách nhiệm thanh toán các khoản liên quan đến quyền lợi mỗi bên, chốt sổ và trả sổ bảo hiểm cho bạn.

Ngoài ra, khoản 5 Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội 2014 còn quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động: “Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật”. Thời hạn xác nhận sổ bảo hiểm xã hội của cơ quan bảo hiểm xã hội là không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (theo Khoản 4, Điều 29 Quyết định số 595/QĐ-BHXH).

Sau thời gian 30 ngày mà công ty không trả sổ cho bạn thì bạn có thể làm đơn kiến nghị lên công ty. Nếu công ty không giải quyết bạn cần yêu cầu công ty trả lời bằng văn bản.

Trong trường hợp công ty cố tình không trả sổ BHXH cho bạn, bạn có thể làm đơn khiếu nại lên Ban giám đốc công ty hoặc thông qua tổ chức Công đoàn tại công ty để khiếu nại về việc không trả sổ BHXH cho mình. Nếu không được thì bạn có thể gửi đơn đến Thanh tra lao động thuộc Phòng Lao động Thương binh – xã hội.

Trường hợp người sử dụng lao động không trả sổ cho người lao động thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 11 Nghị định 28/2020/NĐ – CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với mức phạt từ 1 triệu đến 2 triệu đồng.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Sự khác nhau giữa Thẻ căn cước công dân và CMND

Sự khác nhau giữa Thẻ căn cước công dân và CMND

Căn cước công dân (CCCD) là giấy tờ tùy thân thể hiện thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng, được sử dụng trong các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam