Bằng các loại hình nghệ thuật khác nhau như sắp đặt, nhiếp ảnh, âm thanh và video art, các nghệ sỹ muốn đặt câu hỏi mang tính phản biện về những vấn đề liên quan đến di sản đình làng.

 

Ngày 20/9 tại Hà Nội, diễn ra triển lãm "Đối thoại với đình làng". Triển lãm nghệ thuật đặt vấn đề trực tiếp về di sản đình làng vùng châu thổ Bắc Bộ với những thực tế đáng báo động.

Với tiêu đề "Đối thoại với đình làng" nhưng 10 tác phẩm có trong triển lãm lại là sự phản biện của các nghệ sĩ thông qua các loại hình nghệ thuật khác nhau như sắp đặt, nhiếp ảnh, âm thanh và video art. Các nghệ sỹ muốn đặt câu hỏi mang tính phản biện về những vấn đề liên quan đến di sản đình làng: sự xuống cấp của di sản, sự cần thiết trong việc bảo vệ các giá trị di sản, hay tôn vinh những nét đẹp của di sản văn hóa dân tộc trong cuộc sống đương đại.

Một số tác phẩm trong triển lãm:

 

{keywords}

Ký tự- Đặng Thị Khuê

{keywords}
Mái đình xa lạ - sắp đặt ảnh của Phạm Duy

{keywords}

{keywords}

Tác phẩm sắp đặt Chen lấn- tác giả Nguyễn Ngọc Lâm

{keywords}

Ký tự- Đặng Thị Khuê

{keywords}
Miền ký ức- video sắp đặt của Lê Trần Hậu Anh

{keywords}
Tôi đi tìm ngôi nhà chung- tác phẩm sắp đặt ảnh của tác giả Nguyễn Thế Sơn

{keywords}
Anh Sơn cho biết, anh đã chụp được 71 đình mà anh biết, trong đó chỉ có 1/3 đình là còn có hình hài của đình, còn lại bị biến dạng nhiều.

{keywords}

Chuyện của đình - Vũ Đình Tuấn

{keywords}
Sử dụng 100 quả trứng (mỗi quả trứng là một cuộc đời, một câu chuyện) cùng với màn hình trình chiếu slide nghệ sĩ Lưu Chí Hiếu đã cho người xem cảm nhận rõ nét sự thay đổi của di sản theo thời gian.
{keywords}
Chỉ với một chiếc chiếu nhỏ với bộ ấm chén, cùng với âm thanh chính tác giả ghi lại khi ngồi ngay tại đình, tác giả  Vũ Nhật Tân đã cho ta thấy những âm thanh hỗn tạp của cuộc sống hiện đại xen lẫn vào sự tĩnh lặng của đình.

Triển lãm được trưng bày từ ngày  20/9 đến hết ngày 4/10 tại trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, 42 Yết Kiêu, Hà Nội.

T.Lê