Trầm cảm vì câu nói của mẹ chồng

Sinh ra đã thiếu thốn tình cảm của mẹ, ngày theo chồng về làm dâu ở nơi "đất khách quê người", Linh thầm nhủ mình cần đối xử tốt với mẹ chồng. Chị cũng nghĩ mình chẳng dại gì mà không coi mẹ chồng như mẹ đẻ. Qua mấy lần tiếp xúc, Linh thấy mẹ chồng cũng vui vẻ, cởi mở. Bởi vậy, chị nghĩ việc ở chung không vấn đề gì. Thế nhưng, chị đã vỡ mộng hoàn toàn.

Sau khi Linh sinh con xong, chồng phải đi công tác. Anh đưa hai mẹ con về nhà ông bà nội ở để tiện việc chăm sóc. Linh nghĩ có ông bà đỡ đần chăm sóc con, mình cũng có thời gian nghỉ ngơi hơn. Về quê sống cùng, khi ấy chị mới thấm thía nỗi tủi thân của đứa con gái không được chăm sóc bởi bàn tay mẹ.

Từ lúc bé Kem – con trai chị sinh, mẹ chồng chị chưa một lần ngủ đêm cùng cháu. Đêm con quấy khóc, một mình chị thức ôm con dỗ dành. Sáng dậy, mẹ chồng lại vào hỏi làm gì mà để thằng bé khóc suốt cả đêm thế?. Cũng may, chị còn có bố chồng thương. Bố chồng chị rất quý cháu. Ông thường bế giúp để chị tranh thủ làm việc vặt.

{keywords}
 

Bình thường Linh là người rất ít khi để ý đến người khác. Qua nhiều lần, Linh thấy mỗi khi có người đến thăm hay có chồng chị ở nhà thì bà nội mới vồn vã chăm sóc cháu chút. Rồi một lần tình cờ thấy mẹ chồng nói chuyện điện thoại, chị mới vỡ lẽ.

Giọng mẹ chồng nói chuyện rất vui vẻ: "Thương đấy à con. Sao lâu rồi không thấy gọi điện, qua thăm bố mẹ nữa… Nó đẻ rồi. Là con trai nhưng mà mẹ nó vụng mà lười chả biết chăm con. Kể mà con đến được với thằng Việt thì có phải tốt". Nghe đến tên Việt chồng của mình, Linh mắt nhòa đi. Hóa ra bấy lâu mẹ chồng vẫn không coi chị là con dâu trong nhà mà đang tiếc người "con dâu hụt" đó.

Nghĩ lại thì chị Linh thấy rất nhiều lần mẹ chồng thường hay nhắc tới người yêu cũ của chồng. Bà thường kể được chị ta mua quà nọ quà kia… Câu nói đó của mẹ chồng khiến chị suy nghĩ càng nhiều hơn. Chị dần rơi vào trầm cảm.

Để tránh trầm cảm sau sinh

Chuyên gia tâm lý Lê Thị Túy cho biết, phụ nữ sau sinh thường rất nhạy cảm. Đây là một trong những đối tượng dễ bị rối loạn tâm sinh lý. Do cơ thể có sự sụt giảm nội tiết tố estrogen đột ngột kết hợp với các áp lực từ phía con cái, gia đình, tài chính… nên dễ bị tổn thương tâm lý.

Thực tế đã ghi nhận rất nhiều trường hợp phụ nữ sau sinh trầm cảm. Đã có những trường hợp có hành động tự sát, thậm chí sát hại con của mình. Điều đáng buồn, con số này ngày càng tăng đem đến những cảnh báo cho gia đình và xã hội. Bởi vậy, gia đình và xã hội cần có hành động quan tâm và chia sẻ áp lực với người phụ nữ, nhất là phụ nữ sau sinh.

{keywords}
 

Theo các chuyên gia, trong giai đoạn nhạy cảm của người phụ nữ này, người thân, nhất là người chồng đóng vai trò rất quan trọng. Nhiều người nghĩ chỉ cần chu cấp vật vất đủ là được. Nhưng thiếu quan tâm, chia sẻ bằng hành động, quan tâm sẽ khiến người vợ cô đơn. Càng khó hơn khi họ phải tự "bơi" trong vai trò làm mẹ, sống với mẹ chồng không vừa ý. Sự nhạy cảm nên dễ khiến cho người phụ nữ suy nghĩ.

Để tránh trầm cảm sau sinh, bên cạnh người thân, bản thân người phụ nữ cần chuẩn bị tâm lý ngay từ ban đầu. Giai đoạn sau sinh thường sẽ rất vất vả, phải làm quen với thiên chức làm mẹ, thích nghi với việc chăm sóc bé… Tuy nhiên, phụ nữ hãy dành chút thời gian rảnh để làm những điều mình thích. Tăng cường "tám" với người thân, bạn bè hoặc tham gia các hội uy tín để trao đổi kiến thức chăm sóc con trẻ…

Người phụ nữ cần loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực nhất với chồng, mẹ chồng. Bởi thời điểm này, phụ nữ yếu cả về thể xác và tinh thần nên cần chủ động để những suy nghĩ tiêu cực không ảnh hưởng đến mình. Những chuyện linh tinh liên quan đến chồng, mẹ chồng… hãy "để sau rồi tính".

Theo Gia đình và Xã hội

Mẹ chồng quá quắt khiến tôi trầm cảm sau sinh

Mẹ chồng quá quắt khiến tôi trầm cảm sau sinh

Nay anh gọi điện cho tôi nói mẹ anh bắt tôi quay về, nếu không về thì sẽ cho người sang mang con tôi về và bắt chúng tôi ly dị.