Nghề làm đẹp cho điếu cày mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng

Hơn 10 năm qua, gia đình anh Lê Hải Chung (SN 1988, ở thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) được nhiều dân sưu tập điếu cày biết đến là cơ sở uy tín với nghề bọc đồng điếu cày nổi tiếng ở xứ Thanh. Đây là nghề đem lại thu nhập cao cho gia đình anh suốt nhiều năm qua.

{keywords}
Nhờ nghề bọc đồng cho điếu cày, mỗi tháng gia đình anh Chung thu nhập hàng chục triệu đồng.

Vì có thể mang lại nguồn thu nhập cao nên nghề bọc đồng cho điếu cày những năm trở lại đây được nhiều người tại Thanh Hóa gắn bó. Tuy nhiên, đây không phải là nghề dễ làm, nó đòi hỏi sự khéo léo và đặc biệt là niềm đam mê với điếu cày. 

"Nghề này xuất phát từ thú chơi điếu cày của thị trường. Khách hàng đến đây khá đa dạng, có người thuê bọc điếu vì đam mê, nhưng cũng có những khách hàng đến đây đặt làm điếu để đem biếu. Thông thường, Tết là dịp bán chạy hàng nhất", anh Chung chia sẻ.

{keywords}
Đến nay, gia đình anh Chung đã có hơn 10 năm làm nghề bọc điếu cày.

Theo anh Chung, mỗi một khách hàng có yêu cầu khác nhau về hình thức và chất lượng bọc điếu. Để bọc một chiếc điếu hoàn chỉnh phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ khâu chuẩn bị lá đồng đến đục khắc họa tiết hoa văn, tạo khung và hàn gắn lá đồng vào thân điếu. Tất cả các công đoàn đòi hỏi người thợ phải được làm hết sức công phu, tỉ mỉ. 

Nguyên liệu chính để làm chủ yếu là đồng lá mỏng. Lá đồng được đục, khắc các họa tiết hoa văn tinh xảo bằng công nghệ đục khắc kim loại. Sau đó được đôi bàn tay khéo léo của người thợ cắt gọt, tạo hình sao cho phù hợp với mỗi thân điếu và yêu cầu của khách hàng. 

{keywords}
 
{keywords}
Người thợ đang khéo léo tạo nên chiếc điếu cày đẹp, bắt mắt.

Trung bình để hoàn chỉnh việc thi công bọc đồng cho một chiếc điếu mất khoảng 1 tiếng đồng hồ. Mỗi ngày, tại cơ sở của gia đình anh Chung "làm đẹp" được từ 40 - 50 chiếc điếu, tùy từng mẫu, với những mẫu phức tạp thì một ngày thi công được khoảng 30 chiếc.

Mỗi chiếc điếu cày bọc đồng có giá dao động từ 200 - 500 nghìn đồng, có những chiếc điếu bọc đồng công phu hơn thì giá cả triệu đồng. Nhờ đó, mỗi tháng gia đình anh Chung kiếm hàng chục triệu đồng từ nghề "làm đẹp" điếu cày.

Ngoài việc nhận bọc điếu thuê, cơ sở của gia đình anh Chung còn bán điếu cày bọc đồng đi nhiều tỉnh thành phía Bắc như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Quảng Ninh… Vào dịp Tết, mỗi ngày cơ sở của anh xuất bán từ 100 - 200 chiếc điếu.

{keywords}
Đồng lá mỏng là nguyên liệu chính để bọc điếu cày.

Chia sẻ về kinh nghiệm làm điếu, "nghệ nhân" Lê Hải Chung cho hay: "Để có một chiếc đẹp phải đảm bảo sự hoàn mỹ của tất cả các công đoạn. Thông thường, người chơi điếu rất quan tâm đến họa tiết hoa văn. Có những họa tiết được khắc chìm, hay cắt gọt đòi hỏi rất nhiều công. Chính vì vậy công làm và giá thành bán ra cũng cao hơn những chiếc điếu bọc đồng trơn". 

Theo anh Chung, những năm trở lại đây nghề bọc điếu được nhiều người tìm học. Nhưng với yêu cầu khắt khe của khách hàng nên nhiều người không thể bám trụ được với nghề, đành bỏ giữa chừng. Hiện tại, cơ sở của gia đình anh Chung thường có 3 - 4 nhân công làm điếu với mức lương từ 300 - 400 nghìn đồng/1 ngày. 

"Việc làm điếu không vất vả nhưng đòi hỏi kỹ thuật và sự kiên trì. Đối với những người trẻ như tôi thì rất ít khi chọn nghề này. Nhiều năm làm điếu cùng gia đình anh Chung, tôi nhận thấy để làm được nghề này phải xuất phát từ niềm đam mê", anh Tuấn - một thợ làm điếu tại gia đình anh Chung tâm sự.

{keywords}
Những đường nét hoa văn trên bề mặt đồng được chạm khắc tinh xảo.
{keywords}
Sau khi chuẩn bị chuẩn bị lá đồng, người thợ sẽ khéo léo tạo hình lá đề, bản mẫu cho lá đồng
{keywords}
Rồi đưa vào khuôn sắt, gò thành hình trụ như thân điếu.
{keywords}
Tiếp đến, họ dùng máy hàn để kết nối lại thành hình trụ khép kín.
{keywords}
Đánh nhẵn mối hàn.
{keywords}
Một đầu ống đồng được hoàn thiện với họa tiết bắt mắt.
{keywords}
Những chiếc điếu được bọc đồng hoàn chỉnh.
{keywords}
Mỗi ngày, tại cơ sở của gia đình anh Chung "làm đẹp" được từ 20 - 30 chiếc điếu cày.

(Theo Dân Trí)