Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1150/QĐ-BVHTTDL đưa nghề thủ công truyền thống - nghề cói Kim Sơn, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

coikimson.jpeg
Thiên nhiên đã ưu đãi cho vùng đất Kim Sơn phát triển nhiều loài cây, trong đó có cây cói (Ảnh: Ninh Bình).  

Nghề cói Kim Sơn là nghề thủ công truyền thống được hình thành từ hàng trăm năm trước. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, nghề cói ngày càng thể hiện được vị thế và phát triển cho tới ngày nay.

Để dệt nên tấm chiếu cói là quá trình lao động đầy sáng tạo nhưng cũng vất vả, đòi hỏi người thợ phải cẩn thận, chăm chút trong từng khâu, từ chọn cói, phơi cói, nhuộm cói để có màu đỏ tươi và bền màu. Đặc biệt, khâu dệt cải hoa cần người thợ thao tác nhanh, uyển chuyển, mềm mại và mắt phải tinh, tay cải phải chính xác, thuộc từng nét cải để khi đan không mắc lỗi.

Ngoài chiếu cói, thợ lành nghề tại Kim Sơn còn tạo ra những sản phẩm độc, lạ, có giá trị như chiếu, mũ, dép, túi sách, hộp, cốc... Đến nay, sản phẩm cói mỹ nghệ Kim Sơn được xuất khẩu đến hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Sản phẩm cói mỹ nghệ của Kim Sơn được thị trường ưa chuộng, nhất là ở nước ngoài vì được làm bằng nguyên liệu thiên nhiên, thân thiện với môi trường, bền đẹp, đa dạng kiểu dáng, màu sắc mà giá thành lại rẻ.

Một làng có 3 Di sản Tư liệu ký ức thế giớiĐến năm 2023, Việt Nam có 9 di sản được UNESCO công nhận Di sản Tư liệu ký ức Thế giới, làng Trường Lưu chiếm tới 3 di sản. Đây không chỉ là làng duy nhất có được điều này ở nước ta mà dường như còn rất hiếm trên thế giới.