Cách đây đúng 48 năm, một chiếc máy bay của hãng hàng không Anh Dan-Air, chở theo 112 người biến mất một cách bí ẩn ở gần Barcelona, Tây Ban Nha. Một ngày sau, người ta tìm thấy xác máy bay ở khu vực dãy núi Montseny, miền bắc Tây Ban Nha.
Một chiếc máy bay phản lực của hãng hàng không Anh Dan-Air. Ảnh: Infinite Flight Community |
Phi cơ gặp nạn được một công ty du lịch Clarkson thuê chở 105 du khách từ Anh tới một địa điểm nghỉ mát ở ven bờ biển Địa Trung Hải thuộc Tây Ban Nha.
Chiếc máy bay 4 động cơ phản lực Comet của hãng Dan-Air, mang số hiệu 1903 rời sân bay Manchester lúc khoảng 17h giờ địa phương (23h giờ Việt Nam) ngày 3/7/1970, chở theo tổng cộng 112 người, bao gồm cả 7 thành viên phi hành đoàn. Hầu hết những người có mặt trên chuyến bay là cư dân của vùng Đại Manchester.
Quá trình khởi hành diễn ra suôn sẻ. Các kiểm soát viên không lưu ở sân bay Prat de Llobregt, Tây Ban Nha là những người cuối cùng liên lạc được với máy bay vào khoảng 19h giờ tối cùng ngày (giờ địa phương). Đáng lẽ, máy bay phải hạ cánh lúc đó, nhưng phi công gọi điện báo máy bay hiện ở cách Barcelona hơn 19km và đang di chuyển ở độ cao gần 1.830m phía trên thành Sabadell.
Đó là lần cuối cùng ai đó còn kết nối được với máy bay. Không có thêm liên lạc nào với các kiểm soát viên không lưu.
Khu vực tìm thấy xác máy bay Dan-Air. Ảnh: Google Maps |
Một số nhân chứng ở Mataro, Tây Ban Nha kể đã nhìn thấy máy bay lao xuống. Một ngày sau, lực lượng cứu hộ tìm thấy xác máy bay ở vùng núi phía bắc quốc gia này.
Hiện trường tai nạn. Ảnh: Dan-Air remembered |
Máy bay được tin đã đâm vào dãy núi Montseny, khiến tất cả những người có mặt trên đó đều thiệt mạng. Nhà chức trách địa phương đã tiến hành chôn cất các nạn nhân trong một mồ chôn tập thể ở làng Arbucias lân cận vào ngày 6/7/1970.
Một tấm bia tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ rơi máy bay Dan-Air ở Tây Ban Nha. Ảnh: History.com |
Không có thân nhân nào của những người thiệt mạng có thể kịp tới Tây Ban Nha dự lễ tang, do nhà chức trách địa phương khăng khăng phải chôn cất thi thể các nạn nhân trong vòng 48 tiếng "để đảm bảo vệ sinh". Do đó, lễ tưởng niệm những người xấu số được tổ chức cùng thời điểm khắp vùng Đại Manchester ở Anh.
Các mảnh vỡ thu được tại hiện trường không giúp cơ quan điều tra tìm ra nguyên nhân gây tai nạn. Ảnh: Dan-Air remembered |
Không ai sống sót cũng như việc các mảnh vỡ thu được tại hiện trường cũng không giúp hé lộ điều gì, khiến nguyên nhân khiến máy bay bất ngờ gặp nạn vẫn còn là điều bí ẩn. Các điều tra viên cũng cảm thấy bối rối khi vị trí tìm thấy xác máy bay nằm cách đích đến của nó tới 51,5km về phía bắc.
Tháng 11/1970, Bộ Hàng không Tây Ban Nha công bố một báo cáo cho biết không thể xác định được tai nạn bắt nguồn từ đâu. Song, theo cơ quan này, máy bay đi chệch lịch trình do lỗi định hướng của phi hành đoàn.
Một số ý kiến hướng sự nghi ngờ đến loại máy bay phản lực Comet của Dan-Air. Máy bay Comet do công ty De Havilland sản xuất, được sử dụng lần đầu tiên trong các chuyến bay thương mại giữa London và Nam Phi vào năm 1952. Loại máy bay phản lực này được đánh giá là một bước đột phá quan trọng xét về tốc độ, với khả năng đạt vận tốc gần 800 km/h ở độ cao 10,7km. Máy bay có thể di chuyển gần 3.220km liên tục mà không cần tiếp thêm nhiên liệu.
Vào năm 1970, hãng Dan-Air đang sở hữu 12 máy bay chở khách loại Comet. Ảnh: BBC |
Không lâu sau khi trình làng, máy bay phản lực Comet đã dính líu đến các vụ tai nạn nghiêm trọng. Tháng 5/1953, một chiếc Comet đã nứt toác sau khi rời Calcutta, Ấn Độ. Tháng 1/1954, hỏa hoạn lại bùng phát trên một chiếc phi cơ cùng loại giữa không trung. Chỉ vài tháng sau đó, thêm một chiếc Comet nữa bị rơi ở Rome.
Sau sự cố trên, mọi máy bay Comet bị tạm dừng hoạt động. Các thí nghiệm phát hiện, phần kim loại chế tạo thân máy bay dễ bị hư hỏng và rạn nứt do áp suất trong khi bay.
Nhà sản xuất tái giới thiệu một phiên bản Comet cải tiến vào năm 1958. Tuy nhiên, mẫu phi cơ nâng cấp này vẫn chưa đủ sức cạnh tranh với loại máy bay ra đời sau Boeing 707. Máy bay Comet chính thức bị dừng sản xuất năm 1968.
Tuấn Anh
Vụ ám sát tổng thống Mỹ và nỗi ám ảnh về lời nguyền chết chóc
Ngày 2/7/1881, Tổng thống Mỹ Garfield bị một luật sư cố tình nã đạn hạ sát. Cái chết của ông 80 ngày sau đã dấy lên những ám ảnh về lời nguyền độc địa Tecumseh.
"Siêu ngư lôi" tàng hình Mỹ tiêu diệt mọi tàu đối địch
Hải quân Mỹ vừa tiết lộ kế hoạch chế một loại "siêu ngư lôi" tàng hình, tầm xa mới, có khả năng tiêu diệt mọi tàu thuyền đối địch tốt hơn.
Ngày này năm xưa: Cuộc nổi dậy đẫm máu trên chiến hạm Nga
Ngày 27/6/1905 ghi dấu cuộc nổi dậy đẫm máu của các thủy thủ trên chiến hạm Potemkin thuộc Hạm đội Hắc hải của Nga.
Ngày này năm xưa: Chiến tranh Triều Tiên bùng phát
Ngày 25/6/1950 đánh dấu sự bùng phát của cuộc chiến tranh Triều Tiên đẫm máu, kéo dài suốt 3 năm sau đó.
Mẫu máy bay tiêm kích nhiều nước xếp hàng xin mua
Tiêm kích tàng hình F-35 do công ty Mỹ Lockheed Martin chế tạo, là chiến đấu cơ hiện đại bậc nhất thế giới hiện nay và được quân đội nhiều nước xin đăng ký mua.
Ngày này năm xưa: Ác mộng ập đến giữa đêm, hàng chục ngàn người chết
Một trận động đất khủng khiếp ập đến vào lúc nửa đêm ở phía bắc Iran đã cướp đi sinh mạng của hơn 50.000 người và làm bị thương 135.000 người khác.
Quốc gia nào sở hữu nhiều vũ khí hạt nhân nhất thế giới?
Dù vấn đề giải trừ hạt nhân Triều Tiên đang là tâm điểm chú ý của thế giới, Triều Tiên vẫn không phải là nước sở hữu nhiều vũ khí hạt nhân nhất hành tinh.