Thảm họa xảy ra với chuyến bay 182 của hãng Air India ngày 23/6/1985 đã cướp sinh mạng của 329 người.
Video minh họa máy bay 182 của Air India nổ giữa không trung:
Chiếc Boeing 747 số hiệu 182 bị đánh bom khi đang thực hiện hành trình từ Toronto, Canada, đến sân bay Heathrow ở London, Anh. Khi chỉ còn cách đích đến 45 phút bay, nó đã bị phá hủy bởi một quả bom, ở độ cao 9.400m trong không phận Ireland. Các mảnh vỡ rơi xuống Đại Tây Dương.
Ảnh chụp chiếc máy bay bị nạn hạ cánh ở sân bay London Heathrow ngày 10/6/1985, 13 ngày trước khi bị đánh bom. |
Tổng cộng 329 người thiệt mạng gồm công dân các nước Ấn Độ (24 người), Anh (27 người), Canada (268 người).
Các mảnh vỡ máy bay được trục vớt. |
Với số nạn nhân lên tới 268 người Canada, thảm họa trở thành vụ giết người lớn nhất trong lịch sử nước này. Đây cũng là một trong những vụ việc mà các hoạt động điều tra kéo dài và vô cùng tốn kém.
Các phần tử cực đoan li khai đạo Sikh được cho là đã thực hiện vụ này.
Một mảnh vỡ máy bay nổi trên biển. |
Ấn Độ nhanh chóng điều tra và bắt nhiều nghi phạm. Tuy nhiên, Inderjit Singh Reyat, người Canada gốc Ấn, là đối tượng duy nhất bị kết tội sau khi thừa nhận dính dáng vụ việc vào năm 2003. Y lĩnh án 5 năm tù vì tội hỗ trợ chế tạo quả bom mà những kẻ khủng bố đặt trên máy bay.
Đến tháng 9/2010, một thẩm phán tuyên bố Reyat đã khai man trong phiên tòa trước đây và phạt y thêm 9 năm tù nữa tính từ tháng 1/2011.
Các thủy thủ Ireland đưa thi thể nạn nhân vào bờ. |
Nhân viên bệnh viện đảo Cork, Ireland, bảo quản thi thể các nạn nhân. |
Các nhà điều tra Canada không tìm ra chứng cứ rõ ràng để kết tội hai nghi can là Ripudaman Singh Malik, 58 tuổi, và Ajaib Singh Bagri, 55 tuổi. Hai đối tượng này sống tại tỉnh British Columbia của Canada và vốn là người ủng hộ tổ chức người Sikh li khai.
Một phụ nữ chạm vào tên của một thành viên gia đình được khắc ở đài tưởng niệm các nạn nhân vụ đánh bom ở Toronto ngày 23/6/2007. |
Một thập niên sau đó, vụ án được Canada khơi lại với những tình tiết mới và những khoản tiền treo thưởng lên đến hàng triệu đôla.
Vào tháng 3/2005, Cơ quan Tư pháp Canada quyết định đưa vụ việc ra xét xử, nhưng tuyên bố tha bổng Ripudaman Singh Malik và Ajaib Singh Bagri vì "không có chứng cứ buộc tội các đương sự".
Thanh Hảo
Ngày này năm xưa: Ám ảnh vụ đâm tàu chết chóc nhất thủ đô Mỹ
Một tàu điện ngầm đang chạy đã đâm vào một tàu đang đỗ ở thủ đô Washington của Mỹ chiều ngày 22/6/2009 đã khiến 9 người chết và 80 người bị thương.
Ngày này năm xưa: Ác mộng ập đến giữa đêm, hàng chục ngàn người chết
Một trận động đất khủng khiếp ập đến vào lúc nửa đêm ở phía bắc Iran đã cướp đi sinh mạng của hơn 50.000 người và làm bị thương 135.000 người khác.
Ngày này năm xưa: Nhật đại bại trong trận không chiến với Mỹ
Diễn ra trong hai ngày 19 và 20/6/1944, trận không chiến trên biển Philippines đã chứng kiến sự đại bại của Không lực Nhật trước sức mạnh của quân Mỹ.
Ngày này năm xưa: Lộ diện bà mẹ ác quỷ nhờ dấu vân tay vấy máu
Một bà mẹ đơn thân có 2 con nhỏ ở Argentina đã trở thành tội phạm đầu tiên trên thế giới bị phát giác thông qua dấu vân tay vấy màu để lại ở hiện trường.
Ngày này năm xưa: Mỹ tuyên chiến với Anh
Ngay sau khi Thượng viện Mỹ theo chân Hạ viện bỏ phiếu tuyên chiến chống lại Anh, Tổng thống James Madison ký tuyên bố này thành luật, cuộc chiến Mỹ - Anh bắt đầu ngày 18/6/1812.