Ngày 26/10/2002, đặc nhiệm Nga tấn công vào nhà hát Dubrovca ở Moscow nhằm giải cứu gần 1.000 con tin.

Chân dung kẻ trực tiếp chỉ đạo vụ giết nhà báo Khashoggi

Ai gửi bom thư đe dọa Obama, Clinton?

Thế giới 24h: Phát hiện hành khách "khả nghi" trên MH370

Mỹ náo loạn vì hàng loạt bưu kiện chứa bom gửi Obama, Clinton

Trước đó 3 ngày, hàng chục tay súng người Chechnya, bao gồm cả nam lẫn nữ, đã đột kích vào Nhà hát Dubrovca ở trung tâm thủ đô Moscow, Nga đúng vào lúc trên sân khấu đang công diễn vở nhạc kịch Nord-Ost. Ước tính có khoảng hơn 900 người có mặt ở nhà hát lúc đó đã bị bắt làm con tin. Theo RT, trong số các con tin có rất nhiều phụ nữ và trẻ em.

{keywords}
Ảnh: ET

Vào năm 1999, Moscow từng bị đánh bom khủng bố chung cư, khiến 233 người thiệt mạng và phải hứng chịu một vụ đánh bom chết người khác trong đường hầm phía dưới quảng trường Pushkin vào năm 2000. Song, thủ đô Nga chưa từng đối mặt vụ khủng bố bắt cóc con tin nào kinh hoàng như xảy ra tại nhà hát Dubrovka.

Các nhân chứng kể, nhóm khủng bố đột kích nhà hát mang theo rất nhiều vũ khí, bao gồm cả súng tiểu liên, lựu đạn với các kíp nổ giắt quanh người. Chúng phân chia nhau giám sát từng nhóm nhỏ con tin và đe dọa sẽ kích nổ nếu ai đó có ý định chạy trốn hoặc giải thoát những người bị bắt giữ.

Bọn khủng bố cũng cho một số khán giả gọi điện thoại cho người thân để thông báo rằng, chúng sẽ hành quyết 10 con tin để trả đũa mỗi khi có một tay súng thuộc nhóm bị chết hoặc bị thương. Chúng còn cho gài đặt lượng lớn mìn và thuốc nổ ở các lối vào, hành lang và ngay trung tâm nhà hát khiến lực lượng an ninh Nga rất khó xâm nhập, tước vũ khí của bọn khủng bố mà không làm hại hàng trăm người vô tội trong tòa nhà.

Ngay sau khi nhận được thông tin sự cố, cảnh sát và các lực lượng an ninh Nga đã tiến hành bao vây, phong tỏa khu vực xung quanh nhà hát Dubrovka. Các xe tăng và xe cứu thương được điều động cắm chốt cách hiện trường vài trăm mét. Quân đội đã cử đơn vị đặc nhiệm Alfa và các tay súng bắn tỉa tinh nhuệ nhất túc trực bên ngoài nhà hát, sẵn sàng đột kích khi có lệnh.

{keywords}
Xe tăng của quân đội Nga cắm chốt bên ngoài khu vực nhà hát Dubrovka. Ảnh: RT

Trong khi đó, nhà chức trách Nga cũng tiến hành thương thuyết với bọn khủng bố. Trong suốt quá trình đàm phán giằng co, kéo dài gần 3 ngày đêm, các tay súng Chechnya không cho các con tin ăn, uống và tiếp xúc với thuốc men, khiến nhiều người kiệt sức vì đói, khát và lăn ra ốm.

Bọn khủng bố đã trả tự do cho khoảng 58 con tin, phần lớn là trẻ em. Trong khi đó, hàng chục con tin khác đã tự tìm được cách đào thoát thông qua các cửa sổ tòa nhà. Cả nước Nga nín thở ngóng tin và cầu nguyện cho những người bị khủng bố bắt giữ.

{keywords}
Lực lượng an ninh Nga chuẩn bị đột kích vào bên trong nhà hát. Ảnh: ria.ru

Cuối cùng, nhà chức trách Nga nhất quyết bác bỏ các yêu sách của các tay súng Chechnya. 6 giờ sáng ngày 26/10/2002, các lực lượng đặc nhiệm Nga được lệnh tấn công vào nhà hát Dubrovca nhằm giải cứu hàng trăm con tin còn lại.

{keywords}
Một binh sĩ Nga đứng cạnh xác một tên khủng bố Chechnya bị tiêu diệt. Ảnh: Spunik

Cuộc tập kích diễn ra trong khoảng 40 phút. Trước khi đột nhập vào bên trong nhà hát thông qua các cửa ra vào và từ bên trên mái nhà, lực lượng đặc nhiệm Nga đã bơm vào bên trong một loại khí độc lạ, làm tê liệt hệ thần kinh và tiêu diệt khoảng 40 tay súng khủng bố, bắt sống 2 tên trong số này, thu giữ hàng chục khẩu súng, vật liệu nổ và vô hiệu hóa 2 khối thuốc nổ nặng 80kg.

Chiến dịch táo bạo đã giúp giải cứu hơn 750 con tin. Song, gần 130 con tin khác, bao gồm cả 10 trẻ em, đã thiệt mạng vì bị thương trong các trận đấu súng hoặc bị ngạt khí độc. 69 trẻ em bị mồ côi sau sự cố.

{keywords}
Có khoảng 130 con tin đã thiệt mạng trong vụ khủng bố nhà hát Dubrovka. Ảnh: Sputnik

Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định, chính phủ nước này đã “hoàn thành một nhiệm vụ gần như bất khả thi và cứu thoát hàng trăm người”. Ông Putin cũng tuyên bố chọn ngày 28/10 là ngày quốc tang, tưởng nhớ các nạn nhân thiệt mạng trong thảm kịch ở nhà hát Dubrovka. Gia đình mỗi nạn nhân được nhận khoản đền bù trị giá 1.700USD.

{keywords}
Tổng thống Putin đặt hoa tại đài tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng ở nhà hát Dubrovka. Ảnh: RT

Tuấn Anh

Ngày này năm xưa: Mối tình gây tranh cãi của huyền thoại âm nhạc Anh

Ngày này năm xưa: Mối tình gây tranh cãi của huyền thoại âm nhạc Anh

Ngày 18/10/1968, John Lennon, thành viên ban nhạc lừng danh The Beatles và người tình Yoko Ono bị bắt giữ tại căn hộ ở London vì sở hữu trái phép chất ma túy.

Ngày này năm xưa: Bi kịch vũ nữ thoát y làm điệp viên

Ngày này năm xưa: Bi kịch vũ nữ thoát y làm điệp viên

Ngày 15/10/1917, vũ nữ thoát y lừng danh người Hà Lan Mata Hari bị xử tử tại một vùng ngoại ô Paris, Pháp vì tội làm gián điệp cho Đức.

Ngày này năm xưa: Vụ bạo loạn thảm khốc trên tàu chiến Mỹ

Ngày này năm xưa: Vụ bạo loạn thảm khốc trên tàu chiến Mỹ

Ngày 11/10/1972 xảy ra vụ đụng độ tồi tệ nhất lịch sử Hải quân Mỹ, giữa thủy thủ da đen và thủy thủ da trắng trên chiến hạm USS Kitty Hawk ngoài khơi Việt Nam.

Ngày này năm xưa: Tổng thống chao đảo sự nghiệp vì lụy tình

Ngày này năm xưa: Tổng thống chao đảo sự nghiệp vì lụy tình

Ngày 8/10/1998, Hạ viện Mỹ phê chuẩn việc xúc tiến luận tội Tổng thống Bill Clinton, mở đầu hàng loạt rắc rối làm chao đảo sự nghiệp của ông chủ Nhà Trắng lụy tình.

Ngày này năm xưa: Vụ chính biến rúng động nước Nga

Ngày này năm xưa: Vụ chính biến rúng động nước Nga

Vụ "chính biến 1993" rúng động Nga chấm dứt khi phe của Phó tổng thống Rutskoi đầu hàng Tổng thống Yeltsin.

Ngày này năm xưa: Án tử cho kẻ ám sát tổng thống Mỹ

Ngày này năm xưa: Án tử cho kẻ ám sát tổng thống Mỹ

Ngày 26/9/1901, tòa án liên bang ở Buffalo, New York, Mỹ đã tuyên án tử hình đối với Leon Czolgosz, một kẻ vô chính phủ đã ra tay ám sát Tổng thống William McKinley.