Ngày 12/8 sẽ kết thúc việc đăng ký xét tuyển đại học đợt 1. Những thí sinh còn nấn ná đến phút cuối mới nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển nên tìm cơ hội ở những trường, ngành nào?

Một số trường đã “kín” chỗ

Ông Lê Chí Thông, Trưởng Phòng đào tạo Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM cho biết, hiện tại trường đã nhận được lượng hồ sơ tương đối lớn. Hai ngày nay lượng hồ sơ về trường ít hơn, nhưng không có ngành nào thiếu hồ sơ so với chỉ tiêu trường đưa ra. Có nhiều thí sinh có điểm thi trong khoảng 23 - 25 điểm.

{keywords}
Thí sinh làm thủ tục đăng ký xét tuyển tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

Năm nay điểm nhận hồ sơ của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM là 15 điểm. Ông Thông đưa ra dự đoán, điểm trúng tuyển vào trường năm nay sẽ xấp xỉ năm ngoái. Vì vậy, những thí sinh nào còn muốn vào trường nhưng chỉ có điểm thi bằng với mức điểm nhận hồ sơ chắc chắn sẽ không đỗ.

Tin từ Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cho biết tất cả các ngành trong trường đã nhận số lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển vượt quá số chỉ tiêu tuyển sinh. Vì vậy, nếu chỉ có kết quả thi bằng với mức điểm sàn nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển thì khả năng trượt rất cao. Nếu có nguyện vọng vào trường, theo hiệu trưởng Đỗ Văn Dũng, để “an toàn” thì thí sinh nên chọn những ngành có điểm nhận hồ sơ thấp hơn kết quả thi của thí sinh từ 1 điểm trở lên…

Cơ hội cho thí sinh quyết chờ đến phút chót

Ông Nguyễn Đức Minh, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cho biết trường đã nhận được hơn 12 nghìn hồ sơ đăng ký xét tuyển. Tuy nhiên, hồ sơ chỉ “về” dồn dập” những ngày đầu, còn vài ngày trở lại đây trường chỉ nhận được khoảng hơn 100 hồ sơ mỗi ngày theo hình thức đăng ký trực tiếp.

Dù không tiết lộ cụ thể mức điểm chuẩn dự kiến, nhưng ông Minh cho biết hiện tại điểm chuẩn dự kiến xếp từ cao xuống thấp của các ngành trong trường cụ thể như sau: Kinh doanh quốc tế, Marketing, Công nghệ kĩ thuật ô tô, Công nghệ kĩ thuật điện - điện tử, Luật kinh tế, Công nghệ kĩ thuật cơ khí, Công nghệ kĩ thuật cơ điện tử, Quản trị khách sạn, Công nghệ may, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Kế toán, Kiểm toán, Công nghệ thực phẩm, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Tài chính ngân hàng, Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Thương mại điện tử, Công nghệ sinh học, Khoa học máy tính, Công nghệ kĩ thuật điện tử và tự động hóa, Công nghệ kĩ thuật điện tử truyền thông…

Theo ông Minh, có 7 ngành mà tới thời điểm này nếu thí sinh đăng ký xét tuyển dù có điểm chỉ bằng mức sàn nhận hồ sơ nhưng vẫn có khả năng trúng tuyển lớn, bởi vì dù ngành có chỉ tiêu cao nhưng số lượng hồ sơ nộp vào không nhiều. Đó là các ngành Hệ thống thông tin, Tài chính doanh nghiệp, Luật quốc tế, Khoa học môi trường, Công nghệ kĩ thuật máy tính, Công nghệ xây dựng công trình giao thông, Quản lý tài nguyên và môi trường.

{keywords}
Phụ huynh đưa con đi đăng ký xét tuyển đại học

Đại diện Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cho biết hiện trường còn hai ngành có khả năng trúng tuyển lớn. Đó là ngành Công nghệ vật liệu và Khoa học dinh dưỡng. Theo đó, mỗi ngàng có 60 chỉ tiêu nhưng lượng hồ sơ nộp vào chưa đủ.  Những thí sinh có điểm ngang điểm sàn nộp hồ sơ xét tuyển vẫn có khả năng trúng tuyển cao.

Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM đã nhận được hơn 5 nghìn hồ sơ đăng ký xét tuyển. Nhà trường cho biết hiện có 2 ngành thí sinh đăng ký chưa nhiều là Hải dương học và Địa chất. Các ngành của trường đều có mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển là 15 điểm

Còn ông Mỵ Giang Sơn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sài Gòn, thì so với năm ngoái, lượng hồ sơ nộp vào trường năm nay ít hơn hẳn. Nếu năm ngoái những ngày cuối vẫn có rất đông thí sinh đến nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển, thì năm nay ở những ngày cuối hồ sơ vắng như "chùa Bà Đanh". Theo ông Sơn, có thể dự đoán điểm chuẩn các ngành sẽ thấp hơn năm ngoái.

Ông Hứa Minh Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính Marketing, cho biết trường đã nhận được số lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển nhiều hơn so với chỉ tiêu tuyển sinh. Tuy nhiên, ông Tuấn cho rằng chưa thể xác định chắc chắn được điều gì vì trường rất lo ngại số hồ sơ ảo.

Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM đã nhận được hơn 4 nghìn hồ sơ đăng ký xét tuyển. Theo Phòng Đào tạo nhà trường, các ngành có lượng hồ sơ nhiều nhất là các ngành khối Kinh tế, Kỹ thuật cơ khí, Quản trị logistic.

Đến thời điểm này, thí sinh vẫn còn nhiều cơ hội khi nộp vào các ngành Điện tử viễn thông, Truyền thông và Mạng máy tính, Kỹ thuật tàu thủy. Trường dự kiến ngành Điện tử viễn thông điểm chuẩn sẽ giảm nhiều so với năm ngoái.

Trường ĐH Công nghệ TP.HCM cho biết hiện nay đã nhận được khoảng 7 nghìn hồ sơ đăng ký xét tuyển. Trong đó, những ngành được thí sinh quan tâm, có lượng hồ sơ nộp vào nhiều nhất là Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ Nhật, Công nghệ thông tin, Công nghệ ô tô, Marketing, Kinh tế.

Những ngành ít được thí sinh quan tâm và có lượng hồ sơ ít là Cơ khí, Cơ điện tử, Môi trường, Tự động hóa. Đại diện trường này đưa ra lời “nhắn nhủ” rằng nếu thí sinh có điểm thi ngang với điểm nhận hồ sơ của trường nộp vào những ngành này khả năng trúng tuyển là chắc chắn.

 

Hơn 200 hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học bị loại

Theo thông tin từ Học viện Công nghệ Bưu chínhViễn thông, tính đến hết ngày 11/8 có 201 hồ sơ đăng ký xét tuyển trực tiếp vàqua đường bưu điện bị loại do không hợp lệ.

Cụ thể,trong danh sách này có 86 hồ sơ đăng ký ở cơ sở miền Bắc (xem tại đây) và 115 hồsơ ở cơ sở miền Nam (xem tại đây) của Học viện.

Những hồsơ bị loại do những nguyên nhân: không ghi tổ hợp môn xét tuyển; sai mãngành/trường; hồ sơ có vết gạch/bôi xóa; nộp vào cao đẳng nhưng trường khôngđào tạo; thí sinh tiếp tục đăng ký mà trước đó đã đăng ký bằng một hình thứckhác; đăng ký vào học viện dù đã đăng ký đủ 2 trường trước đó,...

Học việnnày cũng lưu ý, thí sinh đã ĐKXT trực tuyến kiểm tra kết quả việc đăng ký bằngtài khoản của cá nhân trên trang web http://thisinh.thithptquocgia.edu.vn. Nếutrạng thái đăng ký là “đăng ký thành công” thì thông tin của thí sinh đã đượcđưa vào hệ thống dữ liệu để được xét tuyển vào Học viện.

  • Thanh Hùng

Lê Huyền – Ngân Anh