|
Danh mục nghề sẽ giúp người lao động tự định hướng lộ trình nghề nghiệp phù hợp với năng lực của mình. Ảnh: X.B. |
Danh mục nghề nêu trên vừa được Hiệp hội Phần mềm & Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) công bố lần đầu tiên vào ngày 24/11, trong khuôn khổ Ngày hội CNTT Việt - Nhật 2011.
Theo ông Lâm Quang Nam, Giám đốc Ban Đào tạo & Phát triển nguồn nhân lực của VINASA, Danh mục nghề là nỗ lực của VINASA nhằm xây dựng hệ thống xếp bậc nhân sự của ngành phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (gọi tắt là VRS), giúp các doanh nghiệp có thể sắp xếp, sử dụng nhân sự một cách hiệu quả hơn, giúp người lao động tự định hướng lộ trình nghề nghiệp phù hợp với năng lực của mình.
Trước đây, khi chưa có danh mục nghề, có không ít trường hợp doanh nghiệp tự “định danh” cho các vị trí công việc, dẫn tới không thống nhất một mặt bằng chung về các chức danh, vị trí, thậm chí có trường hợp “định danh” sai hoặc không đầy đủ, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động. Về phía người lao động cũng không thể hình dung cụ thể, rõ ràng về một “lộ trình” phát triển, thăng tiến từ xuất phát điểm khởi nghiệp tới các “nấc thang” thăng tiến về nghề nghiệp trong tương lai.
Với Danh mục nghề của VINASA, những bất cập nêu trên đã được giải quyết. Đặc biệt, các phân ngạch trong Danh mục chia sẻ với nhau một khung kiến thức và kỹ năng chung, nhờ đó việc chuyển ngạch của người lao động có thể thực hiện được bằng cách đối chiếu yêu cầu về kiến thức và kỹ năng ở các bậc trình độ của các phân ngạch tương ứng.
Cũng theo ông
Khác với hệ thống ngạch bậc do Nhà nước quy định, Danh mục nghề của VINASA không đi kèm với quy định về hệ số lương. Bậc lương cụ thể cho nhân sự sẽ do từng doanh nghiệp tự quyết định.
Được biết, Danh mục nghề của VINASA được xây dựng dựa trên Tiêu chuẩn Kỹ năng CNTT (ITSS) Nhật Bản và Danh mục Chứng chỉ Châu Âu về nghề nghiệp tin học (EUCIP).
Danh mục nghề trong ngành phần mềm và dịch vụ CNTT có 9 ngạch, 33 phân ngạch gồm:
1. Kinh doanh: với 3 phân ngạch Tư vấn hệ thống thông tin, Tư vấn sản phẩm CNTT, Kinh doanh qua kênh truyền thông;
2. Tư vấn: với 4 phân ngạch Tư vấn chuyển đổi nghiệp vụ, Tư vấn CNTT, Tư vấn gói sản phẩm, Tư vấn triển khai hệ thống.
3. Kiến trúc CNTT: Kiến trúc ứng dụng, Kiến trúc hạ tầng, Kiến trúc tích hợp.
4. Quản lý dự án – QLDA: QLDA phát triển phần mềm, QLDA dịch vụ hạ tầng CNTT, QLDA thầu khoán - outsourcing, QLDA phát triển hệ thống.
5. Hệ thống: An toàn thông tin, Tính toán phân tán, Mạng, Cơ sở dữ liệu, Quản trị hệ thống, Nền tảng hệ thống.
6. Ứng dụng: Gói sản phẩm nghiệp vụ, Hệ thống ứng dụng nghiệp vụ.
7. Phát triển phần mềm: Phần mềm ứng dụng, Phần mềm lớp giữa - middleware, Phần mềm nền tảng, Kiểm thử phần mềm.
8. Dịch vụ khách hàng: Quản trị trang thiết bị, Phần mềm, Phần cứng.
9. Dịch vụ CNTT: Quản lý hệ thống CNTT, Vận hành hệ thống CNTT, Vận hành quy trình nghiệp vụ - BPO, Trợ giúp từ xa.
Còn 7 bậc trình độ được chia thành 3 mức: sơ cấp (bậc 1, 2), trung cấp (bậc 3, 4), và cao cấp (bậc 5, 6, 7).