Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) có trụ sở tại Madrid (Tây Ban Nha) đưa ra dự báo trên trong bối cảnh châu Âu đang phải ứng phó với một đợt bùng phát mới bên cạnh việc biến thể mới Omicron vừa được phát hiện và đang lây lan trên toàn cầu.

Theo UNWTO, lượng khách du lịch quốc trong năm nay vẫn ở mức thấp khoảng 70-75% so với 1.5 tỷ lượt khách được ghi nhận trong năm 2019 trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Và tình trạng lượng khách du lịch sụt giảm nghiêm trọng cũng diễn ra trong năm 2020.

{keywords}
Biểu đồ đi xuống của du lịch thế giới trong hai năm 2020 và 2021. Nguồn: UNWTO

Cũng trong báo cáo của UNWTO, trong năm 2020, ngành du lịch toàn cầu đã thất thu 2.000 tỷ USD (1.780 tỷ euro) do đại dịch và trở thành một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng y tế này.

Mặc dù, tổ chức phụ trách xúc tiến du lịch này của Liên Hợp Quốc không đưa ra dự báo khả năng phục hồi của ngành du lịch trong năm tới, song cho biết triển vọng trong trung hạn là 'không mấy khả quan'.

{keywords}
Đà phục hồi của ngành du lịch không mấy khả quan khi xuất hiện thêm các chủng biến thể mới. Nguồn: Sky News

Tuyên bố của UNWTO nêu rõ 'Bất chấp các cải thiện gần đây, tỷ lệ tiêm phòng không đồng đều trên thế giới và sự xuất hiện của các biến thể mới như Delta hay Omicron có thể ảnh hướng đến đà phục hồi vốn chậm chạp và mong manh của ngành du lịch'.

Trong phát biểu trước cuộc họp Đại Hội đồng thường niên của WTO diễn ra tại Madrid hồi tuần trước, ông Zurab Pololikashvili cho biết 'Đây là một cuộc khủng hoảng lịch sử trong ngành du lịch nhưng khả năng phục hồi là có thể. Tôi thực sự hy vọng rằng năm 2022 sẽ tốt hơn nhiều so với năm 2021'.

'Bối rối' trước khủng hoảng

Trong quá khứ, ngành du lịch đã từng nhiều lần chịu tác động của những dịch bệnh bùng phát nhưng sự lan rộng của đại dịch Covid-19 là chưa từng thấy xét về mặt địa lý.

UNWTO cho biết, ngoài các biện pháp hạn chế đi lại nhằm làm giảm sự lây lan của virus, ngành du lịch còn đang phải vật lộn với khó khăn do tình trạng kinh tế trì trệ do dịch bệnh, giá dầu tăng và gián đoạn nguồn cung ứng.

Ông Pololikashvili kêu gọi các quốc gia nên thận trọng đưa ra những cách thức nhất quán và hợp lý để tránh tình trạng du khách 'bối rối không biết đi đâu về đâu'.

Lượng khách du lịch quốc tế trong mùa hè này ở Bắc Bán Cầu đã 'tăng trở lại' nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao và việc nới lỏng những biện pháp hạn chế nhập cảnh ở nhiều quốc gia.

{keywords}
Nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao và việc nới lỏng các hạn chế mà lượng khách du lịch đã tăng trở lại ở Bắc Bán Cầu. Nguồn: Sky News

Tuy nhiên, 'mặc dù có những chuyển biến tích cực trong quý III nhưng nhìn chung tốc độ phục hồi giữa các khu vực trên thế giới hiện vẫn chưa đồng đều do mức độ hạn chế đi lại khác nhau cũng như tỷ lệ tiêm chủng và niềm tin của khách du lịch', tuyên bố của UNWTO nêu rõ.

Lượng khách du lịch ở một số hòn đảo Caribê và Nam Á, cũng như một số điểm đến ở Nam Âu, đã gần bằng, thậm chí vượt mức so với trước đại dịch trong quý III năm nay.

{keywords}
Sự phục hồi du lịch không đồng đều giữa các khu vực trên thế giới. Nguồn: CN

Tuy nhiên, ở Châu Á - Thái Bình Dương, lượng khách du lịch đã giảm đến 95% so với năm 2019 do còn nhiều điểm đến vẫn tiếp tục đóng cửa.

Những vòng bảo vệ kín

Theo UNWTO, hiện có tổng cộng 46 quốc gia là những điểm đến du lịch (chiếm 21% điểm đến du lịch trên thế giới) đóng cửa biên giới hoàn toàn đối với khách du lịch.

{keywords}
Những sân bay vắng bóng người là hình ảnh thường thấy suốt đại dịch. Nguồn: Sky News

Trong khi, 55 quốc gia khác đóng cửa biên giới một phần đối với khách nước ngoài. Và mới chỉ 4 nước dỡ bỏ biện pháp này là Colombia, Costa Rica, Cộng hòa Dominica và Mexico.

Tương lai của ngành du lịch toàn cầu sẽ tiếp tục được thảo luận trong cuộc họp Đại hội đồng thường niên của WTO diễn ra đến thứ Sáu này khi trước đại dịch, ngành này chiếm khoảng 10% tổng sản phẩm quốc nội và việc làm của thế giới.

Đỗ An (Theo France24)