Ứng dụng xã hội metaverse có tên Jelly đã thu hút sự chú ý vào giữa tháng 2 khi thay thế WeChat trở thành ứng dụng iOS miễn phí được xếp hạng hàng đầu. WeChat, nền tảng truyền thông xã hội có hơn 1,2 tỷ người dùng, đã giữ ngôi vương kể từ năm 2019.
Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Baidu đã phát hành XiRang vào tháng 12 như là metaverse có thể truy cập đầy đủ đầu tiên của Trung Quốc (Ảnh: Takashi Kawakami)
Với ứng dụng Jelly, mọi người có thể tạo hình đại diện 3D và tương tác với bạn bè. Lần đầu tiên được phát hành vào tháng 1, Jelly đã trở thành một cơn sốt chỉ qua một đêm.
Tuy nhiên, ngay lập tức, Jerry cũng bộc lộ điểm yếu với một loạt trục trặc liên quan đến hệ thống. Chỉ vài ngày sau khi Jelly chiếm vị trí đầu bảng trên Apple Store, công ty khởi nghiệp đằng sau ứng dụng này, Beijing Yidian Shuyu Technology, đã tuyên bố sẽ gỡ bỏ ứng dụng này để nâng cấp ở quy mô lớn. Đến thời điểm hiện tại, các bản tải xuống chính thức của Jelly vẫn bị tạm ngừng.
Honnverse, một ứng dụng metaverse khác, cũng là trung tâm của cuộc tranh cãi. Dịch vụ được triển khai thử nghiệm vào tháng 10 và người dùng được phép mua "bất động sản" trong không gian ảo.
Tính năng này đã mở ra một cuộc hỗn loạn. Vào cuối năm ngoái, một số bất động sản đã được giao dịch với giá trên 15.000 USD, theo truyền thông Trung Quốc.
Sau cơn bão chỉ trích, các nhà điều hành Honnverse đã thực hiện các hạn chế đối với việc chuyển nhượng tài sản. Hiện tại, ứng dụng không chấp nhận đăng ký người dùng mới.
Những thất bại xung quanh Jelly và Honnverse cho thấy một bối cảnh "điên cuồng" với metaverse. Hai ứng dụng đã có số lượng người dùng sử dụng trong giai đoạn đầu, khiến các nhà phát triển buộc phải giải quyết các vấn đề phát sinh quá nhiều.
Metaverse trở thành tâm điểm ở Trung Quốc bắt đầu từ khoảng mùa hè năm 2021. Đã có hơn 16.000 đơn đăng ký nhãn hiệu liên quan đến metaverse tính đến tháng 2 năm nay, theo truyền thông địa phương.
Hơn 1.500 công ty được cho là đứng sau các đơn đăng ký nhãn hiệu, bao gồm nhiều lĩnh vực từ công nghệ đến sản xuất ô tô, thậm chí cả ngân hàng.
Công ty môi giới Trung Quốc Everbright Securities ước tính thị trường metaverse sẽ tăng lên ít nhất 340 tỷ nhân dân tệ (53 tỷ USD) vào năm 2025.
Tuy nhiên, các nhà chức trách Trung Quốc đang ngày càng cảnh giác cao hơn đối với lĩnh vực phát triển quá nóng này. Hầu hết tất cả các đơn đăng ký nhãn hiệu metaverse vẫn chưa được xử lý.
Vào tháng 2, Ủy ban Điều tiết Bảo hiểm và Ngân hàng Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo một số tác nhân đang huy động vốn bất hợp pháp theo các dự án giả mạo bằng cách sử dụng từ "metaverse". Cơ quan này cũng lưu ý, Honnverse có liên quan đến các khoản đầu cơ bất động sản – và metaverse được dùng để che giấu hoạt động này.
Có một số metavers (người tham gia metaverse) đang được hỗ trợ mà không gặp vấn đề gì. Một trong những tên tuổi lớn nhất là Reworld, nền tảng được người dùng tạo và chia sẻ trò chơi. Dịch vụ và người dùng trẻ - đối tượng sử dụng mục tiêu của nền tảng này tương tự như của Roblox, có trụ sở ở Mỹ - ứng dụng được mô tả như YouTube dành cho trò chơi.
Một ứng dụng có tên là Soul, khớp các hình đại diện dựa trên sở thích chung và các thuộc tính khác, tự hào có cơ sở người dùng đã vượt qua 30 triệu tài khoản. Về mặt phần cứng, Pico Technology đã phát triển việc cung cấp tai nghe thực tế ảo.
Các công ty công nghệ lớn đang chuyển mục tiêu sang các công ty khởi nghiệp metaverse đang phát triển. Tháng 4/2021, ông chủ của TikTok, ByteDance đã đầu tư vào Reworld Beijing Code Qiankun Technology, sau đó đã mua lại Pico vào tháng 8 năm sau.
Trong khi đó, Soul được hậu thuẫn bởi Tencent Holdings, tập đoàn công nghệ đứng sau WeChat.
Những gã khổng lồ công nghệ cũng đang tự mình phát triển các metaverse. Tháng 12, nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm Baidu đã phát hành XiRang, là nền tảng metaverse đầu tiên của Trung Quốc. Trong không gian metaverse này, người dùng có thể tham gia các sự kiện hoặc đi tham quan. Baidu cho biết, có tới 100.000 người có thể kết nối với XiRang bất kỳ lúc nào.
ByteDance được cho là đang thử nghiệm một metaverse truyền thông xã hội chưa được công bố rộng rãi.
Theo công ty môi giới Essence Securities, cả ByteDance và Tencent đều có thể sẽ trở thành những nhà tiên phong phát triển metaverse của Trung Quốc. Tencent không chỉ kiểm soát thị phần cao trên thị trường truyền thông xã hội của Trung Quốc mà còn đầu tư vào một số lĩnh vực liên quan đến metaverse khác.
Danh mục đầu tư metaverse của Tencent bao gồm nhà phát hành Fortnite có trụ sở tại Mỹ, Epic Games. Fortnite Battle Royale gần đây đã đóng vai trò tổ chức các buổi hòa nhạc trực tiếp có thể được tham dự bởi các avatar của trò chơi. ByteDance dự đoán, việc tích hợp công nghệ từ Pico và Reworld sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp công nghệ của Trung Quốc đã phải đối mặt với một hệ thống quy định gắt gao, bao gồm cả lệnh cấm đối với các giao dịch liên quan đến tiền điện tử, vốn được kỳ vọng sẽ trở thành một phương thức thanh toán metaverse phổ biến.
(Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị)
Doanh nghiệp Trung Quốc ồ ạt đăng ký thương hiệu liên quan metaverse
Bất chấp cảnh báo của chính phủ về “tâm lý hưng phấn thị trường”, số lượng đăng ký thương hiệu liên quan vũ trụ ảo (metaverse) tại Trung Quốc đã đạt con số 16.000.