“Vụ thử diễn ra vào hôm thứ Hai và bắn hạ vệ tinh trinh thám Celina-D được Liên Xô phóng lên quỹ đạo vào năm 1982. Quyết định tiến hành cuộc thử nghiệm là hoạt động đã được lên kế hoạch, nhằm tăng cường khả năng phòng thủ đất nước và là cách thức để ngăn cản những thiệt hại đột ngột tới an ninh quốc gia trên không gian lẫn trên mặt đất”, hãng tin RT dẫn thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga đưa ra hôm 16/11 cho biết.

{keywords}
Một loại vũ khí chống vệ tinh của Nga. Ảnh: Armies Power/ Youtube

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu sau đó cùng ngày tuyên bố tên lửa chống vệ tinh đã bắn trúng mục tiêu “với độ chính xác cao”.

Theo hãng RT, các tuyên bố trên được giới quân sự Nga đưa ra chỉ một ngày sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ và nhiều quan chức quân sự của Lầu Năm Góc chỉ trích vụ thử tên lửa là “liều lĩnh và vô trách nhiệm”.

“Vụ thử tên lửa đã tạo ra hơn 1.500 mảnh vỡ có quỹ đạo có thể theo dõi và có vẻ như hàng trăm nghìn mảnh vụn khác nhỏ hơn. Những mảnh vỡ được tạo ra từ vụ thử nghiệm liều lĩnh và vô trách nhiệm sẽ đe dọa nhiều vệ tinh và thiết bị không gian nắm vai trò sống còn với nền an ninh, kinh tế và khoa học của tất cả các quốc gia trong nhiều thập kỷ tới”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói trong thông cáo đưa ra hôm 15/11.

Để đáp lại, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov sau đó nói rằng chính Mỹ mới là nước phải chịu trách nhiệm về cuộc chạy đua vũ trang ngoài không gian.

>>> Đọc tin quân sự mới nhất trên VietNamNet

Tuấn Trần

 

Mỹ chỉ trích Nga thử tên lửa gây nguy hiểm cho trạm ISS

Mỹ chỉ trích Nga thử tên lửa gây nguy hiểm cho trạm ISS

Theo giới chức Mỹ, cuộc thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh được Nga tiến hành hôm 15/11 đã tạo ra các mảnh vỡ gây nguy hiểm cho Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Bí ẩn hệ thống tên lửa phòng không S-550 của Nga

Bí ẩn hệ thống tên lửa phòng không S-550 của Nga

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, Nga đang phát triển hệ thống tên lửa tiên tiến S-550.