“Không, điều đó không đúng. Ai cũng biết những nỗ lực của chính quyền thời cựu Tổng thống Trump nhằm đưa phái đoàn Trung Quốc tham vào bàn đàm phán với chúng tôi (Nga và Mỹ) đã không thành công", hãng tin RT dẫn lời ông Ryabkov nói hôm nay (10/10).
Quan chức Nga nói thêm, bất kỳ cuộc đàm phán cắt giảm hạt nhân giả định nào cũng sẽ phải có sự tham gia của "các đồng minh hạt nhân của Mỹ là Anh và Pháp, nhưng những nước này tất nhiên không muốn tham gia đàm phán".
Trong quá trình vận động tranh cử vào Nhà Trắng năm nay, ông Trump đã nhiều lần đề cập tới mối đe dọa hiện hữu từ vũ khí hạt nhân. Trong cuộc phỏng vấn hôm 8/10, ông Trump tuyên bố Nga, Mỹ và Trung Quốc đã "gần đạt được thỏa thuận về việc loại bỏ các loại vũ khí hạt nhân", và "những người khác" có khả năng tham gia vào thỏa thuận này sau đó.
Tuy nhiên, dưới thời lãnh đạo của ông Trump, Mỹ đã rút khỏi một số thỏa thuận liên quan đến vũ khí hạt nhân bao gồm Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) với Nga.
Hiệp ước INF từng cấm Mỹ và Nga phát triển, cũng như triển khai một số loại tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Hiệp ước này được ký kết vào cuối những năm 1980, và nhằm mục đích ngăn chặn một cuộc chiến tranh hạt nhân ngoài ý muốn.
Trong khi đó New START, thỏa thuận song phương cuối cùng còn tồn tại giữa Mỹ và Nga về cắt giảm vũ khí hạt nhân, cũng sẽ hết hạn vào năm 2026.
Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nga Ryabkov, Moscow không thấy có cơ sở nào để đàm phán về việc gia hạn thỏa thuận này, hoặc nói tới sự ổn định chiến lược, chừng nào Mỹ vẫn duy trì chính sách thù địch đối với Nga. Điều này sẽ vẫn như vậy "bất kể ai trở thành tổng thống tiếp theo của nước Mỹ", ông Ryabkov nhấn mạnh.