Video: Dân cuống cuồng mang xô, chậu trữ nước sinh hoạt

Gần một tuần mất nước, cuộc sống của người dân ở thị trấn Sa Pa gần như đảo lộn, đặc biệt các khách sạn, nhà nghỉ đối mặt với nhiều khó khăn.

{keywords}
Xe bồn bán nước cho các hộ dân

 Anh Tuấn - chủ một khách sạn ở đường Mường Hoa (thị trấn Sa Pa) cho biết, để đón lượt khách vào dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, 5 ngày nay anh và vợ thức trắng đêm đi mua nước. 

{keywords}
Anh Tuấn dẫn phóng viên ra khu vực vòi nước đang khô cạn

Bình thường mỗi tháng khách sạn anh chi phí khoảng 3 triệu tiền nước, nhưng chỉ trong 5 ngày, anh phải chi ra số tiền hơn 10 triệu đồng mua nước phục vụ kinh doanh. Số tiền nước vẫn tiếp tục tăng cao nếu tình trạng này vẫn chưa được khắc phục. 

'5 ngày nay vòi nước nguồn nhà tôi khô cong, không có một giọt nước nào. Vợ chồng tôi và nhân viên phải tiết kiệm tối đa nước sinh hoạt. Chủ yếu dành nước cho khách sử dụng. Hiện tại tôi chỉ nhận khách đã đặt chỗ từ trước, còn khách đặt mới tôi chấp nhận từ chối vì sợ không đủ nước cung cấp', anh Tuấn nói.

{keywords}
5 ngày nay vòi nước này chưa có giọt nước nào

Trong khi đó chị Tường Thị Nhung - chủ khách sạn ở đường Thạch Sơn (thị trấn Sa Pa) chia sẻ, khách sạn chị có 10 phòng. Chị may mắn xin được nguồn giếng khoan từ người hàng xóm nên không mất tiền mua.

{keywords}
Chị Nhung bên bể chứa nước tự chế của gia đình

Tuy nhiên, do tình huống phát sinh, bể chứa không có nhiều nên vợ chồng chị Nhung phải dùng những chiếc bàn gỗ quây lại, sau đó lấy bạt đặt vào thành chiếc bể chứa nước giữa nhà.

'Tôi mắc ống nước từ nhà hàng xóm, sau đó bơm lên. Không mất tiền nhưng đi xin nước như thế này cũng không đơn giản. Đâu phải một mình nhà tôi xin, mà các hộ khác cũng sang đó xin. Cuối cùng đành phải luân phiên nhau kéo nước về. Có hôm thức trắng đêm mới bơm đủ nước vào thùng chứa', chị Nhung nói.

{keywords}

Theo chủ khách sạn, bể chứa này đựng được khoảng 3 mét khối nước, chỉ đủ dùng cho một ngày.

Chị Nhung cũng cho biết, những ngày đầu mới mất nước, có hộ kinh doanh phải bỏ ra số tiền 2 triệu/3 khối nước. 'Với số tiền bỏ ra như vậy, tính lợi nhuận kinh doanh là chúng tôi bị lỗ.

Từ phục vụ khách 24/24 giờ, nhân công dọn dẹp phòng, điện, thuế, nước đắt đỏ khiến chi phí đội lên cao, nguồn thu lại thấp. Nếu tăng giá phòng, giá dịch vụ... sẽ khó giữ khách.

Hầu hết các hộ kinh doanh khách sạn đang trong tình trạng ngao ngán. Không cho khách thuê phòng thì không có nguồn thu, mà cho thuê phòng đành chấp nhận lỗ nặng', chị Nhung nói.

{keywords}

Những ngày này nhiều hộ dân kiếm được khá nhiều từ công việc bán nước

Anh Trường - chủ cơ sở kinh doanh nước tự phát cho hay, nước anh chở đến tận nhà dao động từ 200 nghìn đồng - 250 nghìn đồng/ 1 mét khối. Với điều kiện bể chứa ở dưới tầng 1, nếu tầng cao anh không bơm lên được. Người này khẳng định nguồn nước của mình lấy từ Thác Bạc, đảm bảo an toàn, vệ sinh. 

Vị đại diện Chi nhánh cấp nước Thị trấn Sa Pa cho biết: 'Thị trấn có 5 nguồn cung cấp nước là Thác Bạc, Cầu Pha, Cây Năm, Suối Hồ 1 và 2. Nguồn nước tốt nhất hiện nay là Suối Hồ 2.

Nguyên nhân thiếu nước là do các hộ dân tộc canh tác nông nghiệp vào mua làm lúa, họ cần nước tưới tiêu vì thế các hộ ở đây chặn nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp, gây thiếu nước cung cấp cho Thị trấn Sa Pa. Hiện công tác thiếu nước đang được chúng tôi tích cực khắc phục'.

Một số hình ảnh về tình trạng khan hiếm nước sinh hoạt ở Sa Pa:

{keywords}
  Đủ loại dụng cụ được huy động để chứa nước.

 

{keywords}
 

 

{keywords}
 Người dân Sa Pa đang lo lắng vì thiếu nước trầm trọng.  

 

{keywords}
 

 

{keywords}
 

 

{keywords}
Nhiều khách sạn, nhà nghỉ phải từ chối nhận khách dù dịp lễ 30/4 đang đến gần, vì lo không đủ nước cung cấp cho du khách.

 

Sa Pa chưa bao giờ khổ thế, đại gia trắng đêm lo tắm rửa cho khách

Sa Pa chưa bao giờ khổ thế, đại gia trắng đêm lo tắm rửa cho khách

Do thiếu nước gần 10 ngày nay, các chủ nhà nghỉ, khách sạn ở Sa Pa phải 'cắn răng' mua nước sạch với giá 300 - 500 nghìn đồng/khối để giữ chân khách du lịch.

Diệu Bình - Ngọc Trang