Nftnow nhận thấy ngành công nghiệp âm nhạc đã đưa ra một bài kiểm tra, thử nghiệm về cách tiền điện tử có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự đổi mới sáng tạo xung quanh việc đồng sáng tạo và đồng sở hữu tài sản trí tuệ, qua đó cũng giúp tăng động lực của ngành công nghiệp âm nhạc hiện tại, đặc biệt là trong việc hỗ trợ những nghệ sĩ độc lập.

{keywords}
Biểu đồ doanh số các sản phẩm NFT âm nhạc giai đoạn 2020-2021. 

Theo nghiên cứu của Nftnow, các nghệ sĩ độc lập đã chiếm 65% tổng doanh số NFT âm nhạc cho đến thời điểm này - một sự đảo ngược hoàn toàn so với thị phần của làng âm nhạc hiện tại do các hãng lớn thu âm thống trị. Nghệ sĩ độc lập 3LAU đã phá vỡ các kỷ lục trong ngành khi kiếm được 11,8 triệu USD từ Ultraviolet NFT Drops (Drops là một nền tảng phát hành NFT dành cho các nghệ sĩ và các nhà sáng tạo được phát triển trên mạng Polygon). Điều đáng nói số tiền này chỉ đến từ 33 người hâm mộ, trái ngược hoàn toàn so với việc kinh doanh phát nhạc trực tuyến vốn có khả năng tiếp cận rất cao nhưng lợi nhuận thấp. 

Những trường hợp điển hình thú vị khác còn có các nghệ sĩ từ ca sĩ VÉRITÉ đến nhóm nhạc A Tribe Called Quest, những người đã đầu tiên sử dụng NFT làm phương tiện để thực hiện quyền sở hữu trí tuệ theo phân đoạn và phân chia tiền bản quyền.

Nftnow cũng phân tích rõ rằng thị trường NFT âm nhạc đã sụt giảm 97% kể từ thời điểm đỉnh cao, từ mức cao nhất là 26,8 triệu USD doanh thu sơ cấp vào tháng 3/2021 rớt xuống mức dưới 1 triệu USD vào tháng 7/2021. Những người hoài nghi có thể dựa vào đây để cho rằng đó là một sự sụp đổ này và nói rằng thị trường này đã “đi đời” và các NFT âm nhạc vốn dĩ vô giá trị.

Nhưng phần lớn doanh số bán NFT âm nhạc cho đến nay (và giá trị gia tăng sau đó của chúng) đều trong phạm vi giới hạn cụ thể, hạn chế của khái niệm NFT là “bộ sưu tập kỹ thuật số” khan hiếm. Khung phần mềm sưu tập kỹ thuật số dành cho NFT có lẽ là khung nổi tiếng nhất xung quanh việc bán 1 sản phẩm đắt giá trên Nifty Gateway, Sotheby's, Christie's và nền tảng trực tuyến tương tự. Nftnow không phải là đơn vị đầu tiên tranh luận rằng mô hình này - tức là dù tạo ra một lượng giá trị to lớn cho nghệ sĩ hoặc người bán nhưng lại loại bỏ nhiều thành phần người mua và chỉ phục vụ cho một số người vốn đã giàu có - vì vậy mà đại đa số những người hâm mộ của các nghệ sĩ không thể tham gia mua bán NFT. Doanh thu NFT từ âm nhạc giảm 97% có thể phản ánh sự mệt mỏi trong toàn ngành với mô hình này.

Xét về mặt sự nghiệp của các nhạc sĩ, vấn đề lớn nhất đối với mô hình sưu tầm cho NFT là thiếu vòng lặp phản hồi hữu hình đối với danh mục hiện có, quy trình sáng tạo và cộng đồng người hâm mộ của họ. Thay vào đó, nó chỉ là sự kết thúc một quá trình từ trên xuống, kết thúc của việc nghệ sĩ bán một NFT cho một nhà sưu tập, người sau đó có thể rao bán trên thị trường thứ cấp để kiếm lợi nhuận, không có thêm cơ hội hoặc động cơ cho mối quan hệ giữa người sưu tập-nghệ sĩ.

Ngược lại, Nftnow đã thấy sự tăng trưởng gần đây trong ngành công nghiệp âm nhạc, cho thấy NFT không chỉ đơn thuần là một món đồ sưu tầm ngắn hạn hay dùng một lần, mà còn là cổng vào hoặc những tấm vé để trải nghiệm cộng đồng người hâm mộ rộng lớn hơn - thường theo hình thức tài sản chung được tích hợp, quản lý và ra quyết định thông qua các DAO - Tổ chức tự trị phi tập trung được đại diện bởi các quy tắc được mã hóa dưới dạng chương trình máy tính minh bạch, được kiểm soát bởi các thành viên của tổ chức và không có cấu trúc quản lý hoặc ban giám đốc điển hình. 

Ở đây, vòng phản hồi rõ ràng hơn nhiều đối với nghệ sĩ: Bằng cách bán NFT, nghệ sĩ mời nhà sưu tập vào một mối quan hệ lâu dài, cùng có lợi (về mặt sáng tạo và tài chính) bao gồm cả kênh trực tuyến (online) và ngoại tuyến (offline), theo cách nghệ sĩ kiểm soát trực tiếp hơn và có thể tích hợp tốt hơn vào quy trình công việc hiện có của họ. Những lợi ích đó có thể bao gồm nhiều hình thức như là vé vào cửa đặc biệt cho các buổi biểu diễn và các sự kiện IRL (In real life - ngoài đời thực) khác, nội dung kỹ thuật số có thể mở khóa được trên các kênh mạng xã hội hoặc công bằng trong sự phát triển của một dự án sáng tạo mới.

Dưới đây là một số trường hợp sử dụng NFT mới nổi mà chúng ta đang thấy trong ngành công nghiệp âm nhạc, khi các nghệ sĩ và công ty âm nhạc chuyển khuôn khổ tiền điện tử của họ từ sưu tầm sang cộng đồng. Nhiều trường hợp sử dụng trong số này có thể có những tác động sâu rộng đối với các ngành công nghiệp ngoài âm nhạc.

Dùng NFT để định danh

Mọi người có xu hướng tham gia cộng đồng vì sở thích chung, lịch sử hoặc các thuộc tính cá nhân khác. Do đó, nhiều trường hợp sử dụng NFT âm nhạc hướng tới cộng đồng dưới đây bắt nguồn từ khái niệm cơ bản về NFT là bản sắc.

{keywords}
Mô hình sưu tập truyền thống cho các NFT. Không tồn tại vòng lặp phản hồi trở lại trong quy trình hiện tại của nghệ sĩ và cộng đồng người hâm mộ.

Tất cả các lợi ích cốt lõi của blockchain - sự đồng thuận, tính duy nhất có thể kiểm chứng, xuất xứ - có thể áp dụng cho việc định danh cá nhân và danh tiếng của một người trong chuỗi dữ liệu trên blockchain. Điều này đặc biệt áp dụng cho các mạng xã hội phi tập trung, với các công cụ như InterRep đang nổi lên để giúp mọi người đúc các NFT để chuyển danh tính và danh tiếng của họ từ mạng xã hội Web2 (chẳng hạn như Twitter) sang thế hệ thứ ba của internet - Web3 (Internet thông minh không máy chủ bao gồm những web phi tập trung kết nối với nhau. Web3 cho phép người dùng kiểm soát dữ liệu, danh tính và số phận của mình).

Trong bối cảnh của ngành công nghiệp âm nhạc, việc sử dụng NFT để định danh có thể mang lại lợi ích lớn cho cả người hâm mộ và nghệ sĩ. Những người hâm mộ quan tâm đến ảnh hưởng xã hội hoặc thuộc về cộng đồng nghệ sĩ có thể dễ dàng chuyển lịch sử tương tác và mua hàng của họ liên quan đến một nghệ sĩ cụ thể từ nền tảng này sang nền tảng khác mà không gặp nhiều khó khăn. Về phía nghệ sĩ, các nghệ sĩ sau đó có thể có quyền sở hữu và minh bạch hơn nhiều đối với dữ liệu người hâm mộ của họ - một thứ xa xỉ hiện chưa được cung cấp bởi các nền tảng xã hội Web2 - và có thể đưa ra quyết định có chủ đích hơn về cách họ định hình cộng đồng của mình, chẳng hạn như định danh hoặc lịch sử của người hâm mộ với tác phẩm của một nghệ sĩ trước khi mời họ tham gia một trải nghiệm trực tuyến cụ thể.

Phát hành album gốc kỹ thuật số

Chiến dịch tiếp thị trên Web3 sẽ như thế nào? Một số trường hợp sử dụng đầu tiên cho các loại chiến dịch này đang nổi lên trong ngành công nghiệp âm nhạc, với các nghệ sĩ độc lập tạo xu hướng và sử dụng nhiều loại tiền điện tử khác nhau - trên NFT, DAO và Social Token - loại token được tạo ra xung quanh một cá nhân, nhóm, nhà sáng tạo nội dung (creator) hay một thương hiệu nào đó - để thu hút người hâm mộ bằng các bản phát hành album mới của họ.

{keywords}
Các NFT được xem là phương tiện giúp kết nối lâu dài với những người hâm mộ.

Vòng phản hồi trong trường hợp này không chỉ tập trung vào lợi nhuận tài chính mà còn tập trung vào việc sử dụng Web3 như một phương tiện để thúc đẩy lòng trung thành đối với nghệ sĩ theo thời gian. Theo mô hình này, khi mua NFT của nghệ sĩ, nhà sưu tập có thể là người đầu tiên biết về các bản phát hành sắp tới, các chuyến lưu diễn và các cập nhật nghề nghiệp khác và thậm chí cộng tác với chính nghệ sĩ, ngoài việc khoe NFT trong ví của họ trên mạng xã hội. Đổi lại, kết nối sâu sắc hơn này thúc đẩy lòng trung thành hơn đối với nghệ sĩ và giúp tạo ra giá trị lâu dài hơn cho sản phẩm mục và thương hiệu của họ. NFT đại diện cho một giấy phép phi tập trung, có thể giao dịch đối với thông tin, cộng tác và đồng sáng tạo.

Ví dụ: Nghệ sĩ nhạc điện tử RODG đang đưa từng bản nhạc riêng lẻ vào album mới có tên là Unlock dưới dạng một NFT riêng lẻ trong thời gian qua. Mỗi chủ sở hữu của một NFT bài hát cụ thể sẽ tự động nhận được tác phẩm trong album được phát trực tuyến miễn phí vào ví tiền điện tử của họ và người thu thập tất cả mười bài hát trong album sẽ nhận được các đặc quyền bổ sung, chẳng hạn như quyền truy cập vào hậu trường các chương trình trực tiếp trong tương lai của RODG. Các chiến dịch của Unlock album được triển khai với sự hợp tác của Blockparty và Moonwalk - một ứng dụng chuyên giúp các thương hiệu tích hợp tiền điện tử vào cộng đồng Web2 hiện có của họ.

Một số nền tảng NFT độc lập đang nổi lên tập trung vào việc cho phép các nghệ sĩ xây dựng các chiến dịch tiếp thị gốc Web3 và tương tác với người hâm mộ liên quan đến âm nhạc của họ. Ví dụ: Derive coi quyền sở hữu NFT như một giấy phép để đóng góp cho tập hợp những tác phẩm nghệ thuật và âm nhạc có nguồn gốc từ cộng đồng; Async làm việc với các nghệ sĩ để chia các bài hát của họ thành từng đoạn NFT riêng lẻ và chủ sở hữu của những token đó có thể thay đổi nội dung của những đoạn đó trong bản thu âm chính cuối cùng của bài hát trong thời gian thực.

Điều quan trọng là các nghệ sĩ có thể tận dụng các nền tảng NFT mà không hoàn toàn từ bỏ sự hiện diện trên Web2 hoặc cộng đồng người mộ của họ. Ví dụ, đối với album Textures of a Long Forgotten Assumption, nghệ sĩ Matthew Chaim đã tạo ra ba loại riêng biệt cho sản phẩm mà người hâm mộ có thể mua: Canon (1/1 NFT được “đúc” trên Catalog và đấu giá trên Mirror), The Collectibles (NFT có giá cố định được bán trên Rarible) và The Copies (gói album không phải tiền điện tử trên Ko-fi ). Một số NFT đã cấp cho chủ sở hữu quyền biểu quyết/quyền sáng tạo khi nói đến các bản phát hành bài hát trong tương lai; tất cả các sản phẩm này đã cấp cho chủ sở hữu quyền truy cập vào máy chủ Discord riêng của Chaim.

Sự kết hợp giữa NFT và DAO

Một vòng phản hồi mới khác của NFT âm nhạc có thể được mô tả là “NFT-DAO-NFT” - nơi quyền sở hữu NFT có thể cấp cho người hâm mộ hoặc cộng tác viên quyền truy cập vào cộng đồng khép kín do DAO điều hành, sau đó họ có quyền sở hữu và thúc đẩy giá trị của tất cả các dự án sáng tạo trong tương lai và tài sản kỹ thuật số phát hành ở các DAO. Vài trường hợp điển hình của cơ chế này đã tồn tại trong thế giới nghệ thuật thông qua thứ Cooper Turley gần đây gọi là “các DAO thu thập” - hoặc các DAO như PleasrDAO, JennyDAO và WHALE mà tập trung vào việc thu thập và tự đúc các NFT, phân chia vốn chủ sở hữu và thu nhập của các token đó giữa các thành viên của họ. Theo mô hình này, NFT trở thành tài sản kỹ thuật số được chia sẻ chung, với DAO hoạt động như cơ sở hạ tầng quản trị tự động.

{keywords}
Các DAO cho quyền sở hữu và tài trợ sở hữu trí tuệ tập thể

Một con đường tương tự NFT-DAO đang nổi lên trong âm nhạc với các DAO như The Song That Owns Itself (STOI) và dự án Elektra của Songcamp sử dụng NFT như một phương tiện để cung cấp cho các đối tác trong ngành, đối tác sáng tạo và người hâm mộ thêm sự công bằng đối với một bài hát hoặc album nhất định dựa trên những đóng góp tương ứng của họ. Mô hình này có thể đặc biệt hiệu quả đối với các nhãn hiệu độc lập đã có tư duy hướng tới tập thể và cộng đồng (như Leaving Records vốn đã có DAO riêng), cũng như đối với các nhóm người hâm mộ tự tổ chức ở các thể loại nhạc như K-pop nơi đã là một văn hóa vận động để đóng góp vào thành công thương mại của một nghệ sĩ.

Kết nối các buổi biểu diễn và thế giới ảo

Matt Medved - Người đồng sáng lập và CEO của NFT Now đã từng chia sẻ trên Twitter rằng “Các sản phẩm ngoài đời thực dành cho cộng đồng kỹ thuật số sẽ là một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD”.

Thật thú vị, ngành công nghiệp âm nhạc đã sẵn có: Các sản phẩm ngoài đời thực dành cho cộng đồng nhạc số về cơ bản chỉ là các chương trình trực tiếp. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi các nhà quảng bá, những địa điểm và các công ty nhạc sống khác đang chủ động đầu tư vào chiến lược tiền điện tử/NFT khi họ chuẩn bị cho sự quay trở lại các buổi biểu diễn trực tiếp. Trong bối cảnh này, có hai công cụ giá trị chính mà NFT cung cấp: 1) Một hình thức nhận dạng có thể xác minh và đáng tin cậy hơn để liên kết với vé, để giảm hoạt động của bot và quy mô, và 2) Một kênh trực tiếp đến những người tham dự để tiếp thị lại và sự tham gia của cộng đồng liên tục sau một sự kiện.

Các công ty khởi nghiệp như GUTS Tickets đang nghiên cứu xây dựng công nghệ NFT để hạn chế việc mở rộng quy mô bằng cách gắn một vé vào ví hoặc danh tính của một cá nhân, cũng như cung cấp cho các nghệ sĩ một khoản doanh thu từ thị trường thứ cấp. Vé dựa trên NFT cho các chương trình IRL sau đó có thể đóng vai trò là điểm vào có thể xác minh của người hâm mộ và cầu nối với các cộng đồng trực tuyến vẫn hoạt động lâu dài sau khi một chương trình nhất định kết thúc.

Theo xu hướng này, Nftnow sẽ theo dõi chặt chẽ các nền tảng cho phép các nhà sưu tập hiển thị và giới thiệu các NFT của họ một cách trực quan trong không gian ảo trực tuyến, chẳng hạn như Rainbow, Showtime, NFT.Kred, Cryptovoxels và Decentraland. Các nghệ sĩ như Mick Jenkins và Daichi Yamamoto đã tổ chức các buổi biểu diễn và tiệc âm nhạc cho đĩa đơn mới của họ trong các thế giới ảo Metaverses dựa trên tiền điện tử (tất nhiên, bao gồm cả việc quảng bá cho NFT của riêng họ) và chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi các nghệ sĩ mang những động lực nghệ thuật và thương mại đó ra ngoài đời thực.

Theo hướng ngược lại, DAO Friends With Benefits nổi tiếng đã khéo léo kết hợp token vào trải nghiệm cộng đồng của họ trong hội nghị IRL Bitcoin ở Miami - tổ chức một bữa tiệc có kiểm soát (60 USD để tham dự), sau đó bán đấu giá áp phích chính thức như một NFT trên SuperRare. DAO đã lặp lại và mở rộng khái niệm này bằng cách sử dụng ứng dụng bán vé Web3 của riêng họ - được phát triển bởi cộng đồng - tại hội nghị EthCC vào tháng 7/2021, mang lại cho các thành viên những đặc quyền như bằng chứng về sự tham dự và quyền truy cập vào các đợt airdrop tokens (những đợt phát những đồng coin miễn phí) trong tương lai.

Những ví dụ cuối cùng này nhấn mạnh cách các chiến lược Web3 bền vững và đột phá nhất cho âm nhạc được cho là sẽ đặt việc xây dựng cộng đồng và thế giới lâu dài lên hàng đầu, đồng thời xuất phát từ nhu cầu và hành vi hiện có của cộng đồng. Cũng giống như bất kỳ bài hát, video âm nhạc hoặc buổi biểu diễn trực tiếp nào, tiềm năng lâu dài của một NFT âm nhạc đối với các nhà sưu tập không phải là một giao dịch một lần, mà là một lời mời tham gia và gắn bó với thế giới của một nghệ sĩ trong một chặng đường dài. Các vòng phản hồi như vòng lặp nêu trên làm rõ các động lực mà nghệ sĩ và cộng đồng của họ có thể tham gia và xây dựng thế giới trong nền kinh tế NFT, đồng thời liên tục phát triển và nắm bắt giá trị mà họ đóng góp cho văn hóa.

Nguyễn Minh (theo Nftnow)

NFT trong âm nhạc - Chuyển quyền lực về cho nghệ sĩ

NFT trong âm nhạc - Chuyển quyền lực về cho nghệ sĩ

Hàng loạt nghệ sĩ trong làng âm nhạc thế giới đang kiếm bộn nhờ NFT. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng NFT còn có thể tạo nên một cuộc cách mạng chuyển giao quyền lực từ các hãng đĩa sang cho các nghệ sĩ.