{keywords}
 Ông Binu Jacob - Tổng giám đốc Nestlé Việt Nam.

Cam kết mạnh mẽ về phát triển bền vững

- Nestlé Việt Nam vừa được vinh danh “Doanh nghiệp bền vững nhất” bởi Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD). Điều gì đã giúp công ty đạt được vị trí hàng đầu cho giải thưởng này?

{keywords}
Đây là năm thứ ba liên tiếp Nestlé Việt Nam nằm trong Top 3 “Doanh nghiệp bền vững nhất” và là năm đầu tiên được vinh danh là “Doanh nghiệp bền vững nhất tại Việt Nam”.

Nestlé Việt Nam được sự ghi nhận này nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ và cam kết xây dựng một tương lai bền vững cho Việt Nam. Cách tiếp cận toàn diện đối với khái niệm “bền vững” giúp Nestlé Việt Nam tạo nên sự khác biệt. Nestlé đã và đang thực hiện phát triển bền vững thông qua hàng loạt dự án trên phạm vi rộng, có tính hỗ trợ và bổ sung lẫn nhau.

Nestlé là một trong số ít công ty theo đuổi chiến lược phát triển bền vững dựa trên 17 “Mục tiêu Phát triển Bền vững” của Liên hợp quốc. Mặt khác, chúng tôi đã đưa ra hàng loạt cam kết mạnh mẽ vào năm 2021. Nestlé cũng là công ty đầu tiên tại Việt Nam công bố Cam kết Trung hòa nhựa đến năm 2025.

- Đây thực sự là một cam kết lớn cho 3 năm tới? Vậy lộ trình để đạt mục tiêu này như thế nào, thưa ông?

Nestlé đã thực hiện nhiều cam kết để giảm lượng nhựa dùng trong các sản phẩm của hãng. Ví dụ, năm ngoái, chúng tôi đặt mục tiêu 100% bao bì của Nestlé sẽ có thể tái chế hoặc tái sử dụng, và hiện chúng tôi đã hoàn thành 95% mục tiêu này.

Chúng tôi cũng tăng cường các hoạt động nghiên cứu và phát triển để giảm 33% lượng nhựa tiêu thụ với những bước tiến mới. Tuy nhiên, cần xây dựng hệ thống thích hợp để thu gom và tái sử dụng các sản phẩm có thể tái chế. Nestlé Việt Nam hiện đang hợp tác với các công ty như TetraPak (cho sản phẩm Milo) để nghiên cứu cách công ty có thể thu hồi bao bì và tái sử dụng. Chúng tôi cũng đang tìm kiếm các đối tác có thể sử dụng rác thải nhựa được thu gom.

- Chương trình nông nghiệp tái sinh cũng đã bắt đầu có những bước tiến mới. Công ty đang triển khai cách tiếp cận mới này ở Việt Nam như thế nào?

Nông nghiệp là nguồn phát thải khí nhà kính lớn thứ hai và chiếm 60 - 70% tổng lượng phát thải khí nhà kính của Nestlé trên toàn thế giới. Là công ty thực phẩm hàng đầu thế giới, nếu chúng tôi quyết định chỉ thu mua những nguyên vật liệu thô từ nông nghiệp tái sinh, người nông dân sẽ thay đổi theo.

Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn nhất của chúng tôi. Do đó, Nestlé đang lồng ghép mô hình nông nghiệp tái sinh vào chuỗi cung ứng của công ty tại Việt Nam.

Chương trình đào tạo, tập huấn được triển khai với sự hợp tác của Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI), nằm trong khuôn khổ dự án NESCAFÉ Plan. Nestlé cam kết, công ty chỉ cung cấp các sản phẩm từ nông nghiệp tái sinh vào năm 2025. Trong ngắn hạn, chúng tôi dự kiến đạt 25% cam kết này vào năm 2025 và 50% vào năm 2030.

Trong 10 năm qua, chúng tôi đã phân phối 56 triệu cây giống kháng bệnh năng suất cao, phù hợp với điều kiện thời tiết Việt Nam đến người nông dân. Điều tuyệt vời nhất là người nông dân có thể cải thiện 30 - 100% thu nhập nhờ áp dụng phương pháp canh tác tái sinh.

Kiến tạo môi trường làm việc bình đẳng

- Nestlé Việt Nam đã được vinh danh là “Môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam” năm 2021 bởi Anphabe. Điều gì đã giúp công ty đạt được giải thưởng này?

Nestlé luôn lấy con người làm trọng tâm. Như bất kỳ cuộc khủng hoảng nào, Covid-19 buộc doanh nghiệp lựa chọn giữa con người và mục tiêu tài chính. Và Nestlé vẫn giữ các ưu tiên về con người của công ty.

{keywords}
Nestlé Việt Nam được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất”.

Hàng tuần, chúng tôi sẽ tổ chức các buổi trao đổi để lắng nghe tâm tư và nguyện vọng của nhân viên. Nestlé cũng thành lập một “đội đặc nhiệm” để tìm kiếm nguồn vaccine cho nhân viên.

Khi 1 trong 4 nhà máy của Nestlé ghi nhận ca nhiễm Covid-19, chúng tôi đã chi trả để tất cả các nhân viên nhận được điều trị tốt nhất. Vấn đề không phải là tiền mà là mạng sống của con người. Tôi nghĩ nhiều nhân viên đã cảm nhận được những cố gắng của công ty trong việc tập trung vào sức khỏe nhân viên.

- Công ty có kế hoạch để duy trì vị thế này?

Chúng tôi đang tập hợp một nhóm những người trẻ tuổi có thể chia sẻ về môi trường làm việc lý tưởng của họ. Đáp ứng kỳ vọng của nhiều thế hệ nhân viên sau đại dịch sẽ là thách thức lớn nhất mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải đối mặt trong vòng 10 năm qua.

- Một chủ đề nổi bật trong các hoạt động bền vững của Nestlé là trao quyền cho phụ nữ. Nestlé đang làm gì để đảm bảo sự bình đẳng trong công ty?

{keywords}
 “Hiện nay, 50% đội ngũ quản lý của Nestlé là phụ nữ và ở cấp dưới cũng vậy”, ông Binu Jacob

Trên toàn cầu, phụ nữ có thu nhập ít hơn nam giới khoảng 25% cho cùng một công việc trong môi trường doanh nghiệp. Tại Nestlé Việt Nam, phụ nữ có thể kiếm được nhiều hơn. Ở một mức độ nào đó, đây cũng là một nét văn hóa công sở, khi phụ nữ Việt Nam ngày càng mạnh mẽ hơn. Họ quyết tâm và chăm chỉ hơn, vậy tại sao họ không đạt được vị thế cao hơn?

Hạnh Hoàng (thực hiện)