Sự phát triển của nó tỉ lệ thuận với sự phát triển của ngành công nghệ điện thoại di động. Tuy nhiên bài viết không hề có ý muốn so sánh sức hấp dẫn của hai thể loại game này mà chỉ tập trung vào cách chơi của chúng. Cả game mobile và game PC đều cần sử dụng bàn tay gần như 100%, dẫn tới việc game thủ ngày càng linh hoạt nhanh nhẹn trong mỗi thao tác và khiến chúng ta tự hỏi:"Như vậy trò nào cần tay chân phải "dẻo dai" hơn?"
Kĩ năng cày kéo game không chỉ gia tăng tinh thần, mà còn biến đổi một số chức năng trên cơ thể con người theo xu hướng "tinh mắt sáng tai". Như vậy chuyện game thủ chỉ ngồi yên một chỗ mà gõ bàn phím hay lướt màn hình như gió cũng chẳng có gì lạ.
Theo đánh giá của các cao thủ chơi game lâu năm thì game thể loại casual (nhất là game nhảy) cần sự linh hoạt của đôi tay nhất. Nếu như bình thường chỉ cần nhớ rõ vị trí nút là có thể hòa nhập với trò chơi, nhưng game nhảy lại cần sự kiên trì rèn luyện theo năm tháng. Vị trí bàn phím sử dụng cơ bản nhất là 4 nút lên xuống kết hợp 8 con số và Space. Các thành viên ban đầu tiếp cận đảm bảo sẽ bị rơi vào tình huống luống cuống, bấm loạn phím và thất bại. Yêu cầu của game nhảy mắt lại phải luôn nhìn màn hình, nên đôi tay bắt buộc cần thích ứng cảm giác như có thể nhìn thấy nút theo mong muốn.
Đó là game PC, còn game mobile thì cũng phức tạp không kém với việc lướt màn hình cảm ứng. Độ cảm ứng ngày càng gia tăng và bạn chỉ cần động một chút cũng dẫn tới thay đổi thao tác giao diện. Mặc dù khả năng tiếp thu của cộng đồng mạng rất nhanh, nhưng giới hạn giao diện nhỏ gọn cũng là một cản trở đối với họ. Game nhảy trong mobile xuất hiện dưới dạng các số theo thứ tự như 1,2,3 để người chơi lướt đúng vị trí và thứ tự. Như vậy tính cả độ khó về lướt chính xác màn hình cảm ứng và độ khó của giao diện thì hiển nhiên game nhảy trên mobile khá khó khăn.
Xếp về độ khó thứ hai sau game nhảy là game nhập vai 3D. Không giống như webgame chỉ toàn click chuột thì bàn phím trở thành phương tiện bất ly thân của người chơi. Bạn phải vừa di chuyển vừa ra skill và né tránh đòn của đối phương. Như vậy là đồng thời sử dụng bốn nút trên dưới trái phải và phím WASD kết hợp Space hoặc Ctrl. Rất nhiều trường hợp các phím trên phải nhấn cùng nút nên bắt buộc game thủ phải tự nghĩ ra phương án đối phó. Có lẽ vì vậy vô tình hình thành vị trí tay của mỗi người chơi cũng bất đồng, kẻ đặt song song, kẻ thì xoay chéo tạo hình chữ X.
Trong game mobile thì nhập vai 3D cũng được tối giản để phù hợp với cách chơi trên màn hình ảo, do đó thao tác đơn giản và ngắn gọn hơn. Công việc chủ yếu vẫn là lướt vào biểu tượng chỉ định. Điều này làm mất đi sức hấp dẫn của các sản phẩm nổi tiếng nên thông thường, game thủ chỉ chơi game nhỏ lẻ trên điên thoại và ra tiệm net chơi 3D cho thoải mái.
Như vậy nhìn chung ngoài việc phân loại theo thể loại game thì cấu hình và độ lớn giao diện cũng ảnh hưởng rất nhiều đến độ linh loạt của bàn tay. Các NSX cố gắng xây dựng làm sao để đáp ứng nhu cầu game thủ mà vẫn đảm bảo độ hay của sản phẩm quả thật không dễ dàng.
Theo infogame