Theo Space, trong ngày 26/6, phi hành đoàn trên trạm vũ trụ ISS vừa đạt được tỷ lệ thu hồi nước 98%, đây là một cột mốc vô cùng đáng ghi nhận trong nỗ lực tái chế nước trong vũ trụ. Đáng chú ý, các phi hành gia làm được điều này nhờ tái chế nước tiểu và mồ hôi của họ.
Báo cáo của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết, mỗi phi hành gia của ISS tiêu thụ từ 2,5-3 lít nước/ngày. Lượng nước này được sử dụng để uống trực tiếp, làm ẩm thức ăn và vệ sinh cá nhân. Tỷ lệ tái chế nước được nâng cao sẽ giúp phi hành đoàn có thể ở lại trạm vũ trụ lâu hơn, phục vụ tốt công tác nghiên cứu dài ngày.
"Đây là bước đột phá quan trọng trong quá trình phát triển hệ thống hỗ trợ sự sống. Việc bạn lên trạm vũ trụ với 100 lít nước và chỉ tiêu tốn 2 lít trong số đó, trong khi 98% còn lại được tái chế liên tục là một thành tựu đáng nể", ông Christopher Brown - đại diện ban điều hành hệ thống hỗ trợ sống trên ISS nói.
Để đạt được tỷ lệ tái chế nước kể trên, các nhà khoa học đã sử dụng "Hệ thống Điều tiết Môi trường và Hỗ trợ Sự sống" (ECLSS). Thiết bị này được cấu thành từ một hệ thống thu hồi nước thải, một máy lọc ẩm và một bộ lọc tiên tiến. ECLSS có thể tái chế được 98% nước trong môi trường vi trọng lực, đồng thời bổ sung iot vào trong thành phẩm để ngăn vi sinh vật phát triển.
"Đừng lo về việc phi hành đoàn phải uống nước tiểu. Trải qua quá trình thu giữ và lọc kỹ càng, chúng còn tinh khiết hơn nhiều loại nước được sử dụng ở Trái Đất", ông Jill Williamson - trưởng ban điều hành ECLSS nói.
Cũng theo ông Williamson, tỷ lệ nước tái chế tăng lên đồng nghĩa với việc lượng oxy và nước dự trữ đem theo mỗi nhiệm vụ không gian sẽ giảm đi. Điều này cho phép phi hành đoàn mang theo nhiều thiết bị khoa học hơn, giúp tập trung tối đa vào nhiệm vụ nghiên cứu.
Người có khả năng kỳ lạ "quyền lực" nhất NASA
Nữ giám đốc NASA từng làm dọn phòng để có tiền đóng học phí
Diana Trujillo từ Colombia tới Mỹ vào năm 17 tuổi với 300USD trong tay. Trước khi trở thành giám đốc chuyến bay của tàu thăm dò sao Hỏa Perseverance cô từng làm lao công.