Các phép đo độ phân giải cao đầu tiên về nhiệt độ bề mặt của tiểu hành tinh Psyche xác nhận nó chứa đầy kim loại quý. Ảnh: NASA |
Theo trang Daily Mail (Anh), Psyche, tên đầy đủ là "Psyche 16 ", là một thiên thể có diện tích bề mặt lên tới 200 km trong vành đai tiểu hành tinh nằm giữa quỹ đạo Sao Hỏa và Sao Mộc. Các phép đo mới về nhiệt độ bề mặt Psyche cho thấy tiểu hành tinh này chứa đầy kim loại quý. NASA ước tính nó có thể có giá trị lên tới hơn 10.000 triệu tỉ USD.
Tiểu hành tinh này được phát hiện vào năm 1852 bởi nhà thiên văn học người Italy Annibale de Gasparis. Psyche 16 được cho là "tàn tích của một phôi hành tinh lớn bị phá hủy bởi các cuộc va chạm mạnh trong quá trình hình thành Hệ Mặt Trời". Việc khám phá tiểu hành tinh này có thể cho chúng ta biết được sự hình thành của lõi Trái Đất và lõi của các hành tinh khác.
Để giúp thực hiện sứ mệnh này, một nhóm nghiên cứu tại Viện Công nghệ Caltech ở Pasadena, California, đã tạo ra một bản đồ nhiệt độ mới về Psyche để cung cấp thông tin chi tiết về các đặc tính bề mặt của nó. Nghiên cứu mới này sử dụng hệ thống quan sát thiên văn "siêu đẳng" ALMA ở Chile với 66 kính viễn vọng vô tuyến hiện đại, và có được bản đồ hồng ngoại độ phân giải 50 pixel về bề mặt thiên thạch này.
Các nhà nghiên cứu xác định bề mặt của Psyche 16 chứa ít nhất 30% là kim loại và những lớp đá bên trên bề mặt cũng có kim loại. Các thông số mới cũng cho thấy các kim loại này có khả năng dẫn điện cực cao, là cơ sở để suy đoán đó phải là các kim loại quý vì bạch kim hay vàng là những kim loại dẫn điện cực tốt.
“Những phát hiện này là một bước tiến để giải mã nguồn gốc bí ẩn của vật thể bất thường này, thứ được một số người cho là một phần lõi của một hành tinh xấu số”, các nhà nghiên cứu nói.
Ảnh mô phỏng tàu vũ trụ thăm dò Psyche 16. Ảnh:NASA |
Đây sẽ là chuyến thám hiểm đầu tiên vào một tiểu hành tinh kim loại chứ không phải đá và băng. NASA cho biết không như hầu hết các tiểu hành tinh đều chứa đá và băng, tiểu hành tinh Psyche 16 chứa chủ yếu là sắt và niken tương tự như Trái Đất.
Giáo sư trợ lý khoa học hành tinh và thiên văn học Katherine de Kleer tại Viện Công nghệ California (Mỹ), nói: “Chúng tôi nghĩ rằng các mảnh vỡ của lõi, lớp phủ và lớp vỏ của những vật thể này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay dưới dạng tiểu hành tinh. Nếu điều đó là sự thật, nó có thể mang đến cho chúng ta cơ hội duy nhất để nghiên cứu trực tiếp lõi của các vật thể giống hành tinh”.
NASA dự kiến sẽ phóng tàu thăm dò lên tiểu hành tinh này vào tháng 8/2022 và con tàu sẽ đến nơi vào đầu năm 2026. Tuy nhiên, NASA cho biết họ thực hiện chuyến đi vì mục đích khoa học chứ không có bất kỳ kế hoạch khai thác nào.
Theo Baotintuc/Daily Mail
NASA đảo hướng tìm kiếm sự sống trên hành tinh tương đồng với Trái Đất
Trong 30 năm qua, chúng ta đã đổ dồn sự chú ý vào Sao Hỏa. Trong khi đó, Sao Kim lại tương đồng với Trái Đất nhất. Do vậy, các nhà nghiên cứu đang đẩy mạnh các nhiệm vụ khám phá Sao Kim.