Chỉ trong vòng 1 tuần trở lại đây, các garage ô tô trên nhiều quận tại Hà Nội đã phải làm việc hết công xuất kể từ lúc mở cửa cho tới tận đêm muộn, nguyên nhân chủ yếu khiến ô tô "nhập viện" trong ngày này là hỏng điều hòa, két nước bị bục.

Trong những ngày nắng nóng diện rộng, nhiều ô tô bị hỏng điều hòa, két nước bục không rõ nguyên nhân. Trong trường hợp lái xe không có kỹ năng sửa xe hoặc khắc phục tình trạng trên thì tốt nhất mang ra các garage để kiểm tra và sửa chữa. Tùy thuộc vào độ hỏng hóc và từng dòng xe khác nhau, chi phí sửa chữa điều hòa dao động từ vài trăm ngàn đồng tới vài triệu đồng.

Ô tô xếp đầy garage vì điều hòa hỏng

Chỉ trong vòng 1 tuần trở lại đây, các garage ô tô trên khu vực quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã phải làm việc hết công xuất kể từ lúc mở cửa cho tới tận đêm muộn. Nguyên nhân chủ yếu khiến ô tô "nhập viện" trong ngày này là hỏng điều hòa, két nước bị bục.

Anh Đỗ Mạnh Hà (Hà Nội) cho biết, trong những ngày Hà Nội đạt "đỉnh" về nắng nóng, hệ thống điều hòa trên xe ô tô Mazda3 của anh bỗng dưng "lăn đùng ra chết". Hệ thống điều hòa chỉ ra gió, không mát mặc dù trên bảng điều khiển đã hạ nhiệt độ tới mức tối đa. Nghi ngờ gas trên xe bị rò rỉ, anh Hà đã tìm đến garage ô tô để sửa chữa.

{keywords}
Vào mùa hè, hệ thống điều hòa rất hay gặp sự cố.

Tuy nhiên, anh Hà phải đi đến Garage thứ 5 mới được nhận lời làm luôn: "Lúc đầu, tôi đến chỗ garage quen ở đường Phạm Hùng (Cầu Giấy) để họ kiểm tra hệ thống làm mát trên xe, nhưng người quản lý bảo phải chờ ít nhất 10 xe mới đến lượt. Lúc đó tôi cần lấy xe luôn nên không chờ được. Tìm đến cửa hàng thứ 3, thứ 4 cũng trong tình trạng tương tự. Phải đến garage thứ 5 mới có người nhận làm luôn những cũng phải chờ 3 - 4 tiếng mới đến lượt".

Trình trạng điều hòa ô tô bỗng dưng gặp sự cố trong mùa hè không phải là hiếm khi xảy ra. Đặc biệt là những dòng xe cũ rất hay gặp hiện tượng này. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới điều hòa ô tô hư hỏng, đơn cử, lốc lạnh bị hỏng, gas lạnh không đảm bảo chất lượng, li hợp đầu lốc nén lắp sai hoặc bị trượt,...

Anh Trần Xuân Thành, quản lý garage ô tô Xuân Thành trên đường Dương Đình Nghệ (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, đối với nhiệt độ mùa hè ở Việt Nam thường dao động từ 35 -37 độ thậm chí lên tới 40 độ C sẽ làm cho các bộ phận trong hệ thống điều hòa như giàn nóng, giàn lạnh, lốc lạnh, .. trên xe ô tô luôn phải hoạt động hết công suất. 

{keywords}
Rất nhiều ô tô phải xếp hàng chờ đến lượt.

Song nếu trong trường hợp, khi các máy hoạt động hết công suất mà vẫn không cảm nhận được cái lạnh thì lúc đó xe của bạn đang có vấn đề. Việc đầu tiên cần phải làm đó chính là kiểm tra lốc lạnh điều hòa ô tô. Bởi lốc lạnh ô tô là chi tiết ảnh hưởng đến quá trình vận hành quan trọng nhất trong hệ thống điều hòa.

Ngoài ra, một lỗi thường gặp trên điều hòa ô tô là do thiếu gas. Khi ô tô thiếu gas, hệ thống điều hòa chỉ ra gió chứ không lạnh. "Bởi lẽ, trong hệ thống, gas sẽ được nén ở máy nén sau đó chuyển sang thể lỏng ở dàn nóng. Do áp suất giảm xuống đột ngột nên tại van tiết lưu gas chuyển sang thể khí. Khi được chuyển sang giàn lạnh nó được lấy nhiệt độ môi trường và sẽ có hơi lạnh thổi ra từ quạt gió. Nếu lượng gas không đủ thì máy sẽ chỉ có gió chứ không lạnh hoặc lạnh rất yếu", anh Thành nói

Chú ý kiểm tra két nước

Ngoài ra, trong mùa hè, tình trạng két nước bục cũng thường xuyên xảy ra trên ô tô. "Hệ thống két nước và giàn nóng thường được lắp đặt khá thấp trên đầu xe. Vì vậy, khi di chuyển, hai bộ phận này rất hay va chạm với nhau, gây két nước bị vỡ và bục. Khi đó, nước làm mát sẽ chảy ra ngoài gây ảnh hưởng tới việc làm mát của xe", anh Thành cho biết thêm.

{keywords}
Trong mùa hè, tình trạng két nước bục cũng thường xuyên xảy ra trên ô tô.


Nếu không khắc phục kịp thời, việc nước bị vỡ sẽ làm xe bị bó máy, tiêu cực hơn có thể bị cháy, hỏng hóc nặng. Khi sửa chữa chi phí cũng rất cao.

Vì vậy, trong trường hợp ô tô gặp sự cỗ với két nước, nếu không tìm được nơi sửa chữa gần nhất, lái xe nên tạm thời khắc phục bằng cách hạ nhiệt độ điều hòa hoặc tắt luôn hệ thống điều hòa. Nếu phát hiện đèn báo nhiệt độ xe bật đỏ, nhanh chóng dừng xe, tắt máy để tránh nhiệt độ động cơ tăng lên. Mở nắp capô để nhiệt từ động cơ xe thoát ra nhanh hơn. 

Đặc biệt lưu ý, không được đổ nước lọc hoặc nước máy vào hệ thống làm mát động cơ. Theo kỹ sư Lê Văn Tạch, rất nhiều người lầm tưởng bổ sung nước lọc, nước máy vào két nước để hạ nhiệt độ trên xe. Tuy nhiên, cách đó hoàn toàn sai lầm. Nước làm mát động cơ rất quan trọng trong việc bảo vệ động cơ, nó không chỉ giải nhiệt tốt, chống sôi ở nhiệt độ cao ( >100 độ C), không được đóng băng ở nhiệt độ thấp.

(Theo VTC News) 

7 mẹo đơn giản bảo vệ ô tô mùa nắng nóng kỷ lục

7 mẹo đơn giản bảo vệ ô tô mùa nắng nóng kỷ lục

Giống như con người, ôtô cũng cần được bảo vệ trong mùa nắng nóng để đảm bảo không bị xuống cấp hoặc hư hại một số bộ phận.

Những điều cần lưu ý khi đi xe máy dưới trời nắng nóng

Những điều cần lưu ý khi đi xe máy dưới trời nắng nóng

Hà Nội và miền Bắc đang trong những ngày nắng kỷ lục, người đi xe máy cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe cũng như chăm sóc xe...

Xe máy tuyệt đối không được đi song song xe tải ngày nắng, vì sao?

Xe máy tuyệt đối không được đi song song xe tải ngày nắng, vì sao?

Trời nắng gắt, nhiều người đi xe máy thường có thói quen chạy song song với những chiếc xe tải để tránh nắng. Điều này có thể gây ra những hậu quả kinh hoàng.

Váy chống nắng cuốn vào xe máy, 1 người chết thảm dưới gầm xe tải

Váy chống nắng cuốn vào xe máy, 1 người chết thảm dưới gầm xe tải

Váy chống nắng của người phụ nữ ngồi sau bị cuốn vào xe máy khiến xe ngã ra đường, đúng lúc xe tải lao tới, cuốn xe máy và người đàn ông cầm lái vào gầm.

Bí quyết hạ nhiệt nhanh cho ô tô khi đỗ dưới trời nắng nóng

Bí quyết hạ nhiệt nhanh cho ô tô khi đỗ dưới trời nắng nóng

Để xe ô tô lâu dưới cái nóng mùa hè khoảng 30 độ thì bên trong xe nhiệt độ có thể tăng đến gần 60 độ. Làm cách nào để có thể hạ nhiệt cho xe sau khi đỗ xe ngoài trời?

6 loại dung dịch trên ô tô cần kiểm tra thường xuyên mùa nắng nóng

6 loại dung dịch trên ô tô cần kiểm tra thường xuyên mùa nắng nóng

Ngoài nhiên liệu, trên ô tô còn có các loại dung dịch góp phần duy trì hoạt động của động cơ, hộp số, hệ thống phanh...