Những ngày gần đây, điều hòa của nhiều gia đình được sử dụng hết công suất do Hà Nội nắng nóng liên tục. Những sai lầm sau bạn cần tránh để bảo vệ sức khỏe cả nhà.

Trong những ngày gần đây, thời tiết ở Hà Nội nhiệt độ lên cao, nắng nóng gay gắt khiến mọi người vô cùng khó chịu. Chính vì vậy, sử dụng điều hòa để làm mát là điều được nhiều gia đình lựa chọn.

Thậm chí, điều hòa còn được sử dụng hết công suất cả ban ngày lẫn ban đêm vì nhiều người không thể chịu được sự nóng bức hiện tại.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng điều hòa đúng cách và tiết kiệm điện năng. Sau đây là những cách sử dụng điều hòa bạn cần tránh mắc phải để đảm bảo về sức khỏe và giúp thiết “giải nhiệt” này được bền lâu hơn.

{keywords}

Nên dùng điều hòa có công suất phù hợp với căn phòng

Luôn đóng kín cửa phòng

Khi bật điều hòa, người Việt luôn có thói quen phải đóng kín cửa phòng để phòng nhanh được làm mát, tránh thất thoát khí ra ngoài và đỡ tốn điện. Tuy nhiên, thói quen này rất có hại cho sức khỏe của mọi người do luồng không khí không được lưu thông, bị "quẩn" và trong thời gian dài tạo cảm giác bí.

Trên thực tế, điều hòa hoạt động theo cơ chế chỉ luân chuyển không khí trong phòng qua dàn lạnh để làm lạnh. Do đó, người dùng cần hé cửa hoặc sử dụng quạt thông gió nhỏ để có thêm khí tươi vào trong phòng, giúp sức khỏe của mỗi người được đảm bảo.

Hạ nhiệt độ điều hòa quá thấp

Bật điều hòa nhiệt độ quá thấp không chỉ tốn điện mà còn dễ làm người dùng bị sốc nhiệt do chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài khi đi ra vào. Đặc biệt trong những ngày nắng nóng cực điểm như giai đoạn này, nhiều người thường chọn việc bật điều hòa dưới 20 độ để cảm thấy dễ chịu, mát mẻ hơn.

Tuy nhiên, chúng ta không nên để nhiệt độ điều hòa thấp hơn 5 độ C so với bên ngoài, ngoại trừ các trường hợp nóng trên 35 độ C, nhiệt độ điều hòa có thể để ở mức gần tối thiểu 28-29 độ C.

{keywords}

Tuyệt đối không điều chỉnh nhiệt độ điều hòa quá thấp

Công suất điều hòa không phù hợp với diện tích phòng

Điều hòa công suất nhỏ được dùng trong căn phòng có diện tích lớn dễ gây tốn điện, làm mát chậm và ngược lại, điều hòa công suất lớn cho diện tích nhỏ cũng có những tác hại khó lường. Trong trường hợp thứ 2, với cách chọn điều hòa quá lớn cho căn phòng nhỏ, lượng không khí lạnh luôn quá mức cần thiết, ngay cả ở chế độ ngủ khiến người dùng dễ gặp các bệnh về hô hấp và cũng tốn điện hơn bình thường.

Đồng thời, điều hòa không hoạt động đúng công suất sẽ không có chất lượng lâu bền, dễ hỏng hóc và khả năng làm lạnh không tốt, “ngốn” một lượng điện năng lớn làm bạn phải trả nhiều tiền hơn.

Bật tắt điều hòa liên tục

Không nên bật tắt điều hòa liên tục vì thói quen này sẽ khiến điều hòa nhanh hỏng và tiêu hao nhiều điện năng.

Lý do là, mỗi lần khởi động, điều hòa tốn điện hơn thông thường, chưa kể việc làm lạnh từ đầu cũng sẽ mất nhiều thời gian, năng lượng hơn so với việc duy trì khí lạnh trong phòng. Ước tính, lượng tiêu thụ điện năng khi khởi động và làm lạnh từ đầu tốn gấp 3 lần so với việc duy trì.

Vì vậy, nếu chỉ ra ngoài trong 1-2 tiếng, người dùng có thể giữ nguyên chế độ bật điều hòa và nâng nhiệt độ lên một chút để giảm chi phí.

Không sử dụng thêm quạt

Nhiều người dùng cho rằng bật thêm quạt khi có điều hòa là một sự lãng phí vì không khí đã đủ mạt rồi. Tuy nhiên, việc dùng quạt là điều cần thiết vì các lý do sau:

+ Sử dụng quạt trong phòng có điều hòa giúp không khí được lưu thông, tốt cho sức khỏe của mỗi người. Bạn tránh được khí lạnh từ điều hòa tác động xấu đến đường mũi họng hoặc phổi của mình.

+ Sử dụng quạt khi bật điều hòa giúp cho những người từ phòng lạnh ra bên ngoài trời không bị cảm giác sốc nhiệt, rất dễ say nắng hoặc ốm đột ngột.

+ Sử dụng quạt bàn hoặc quạt trần số nhỏ để làm lưu thông không khí trong phòng, tăng hiệu quả làm mát.

Trên đây là những lưu ý quan trọng trong việc sử dụng điều hòa giúp gia đình bạn tiết kiệm điện năng và có một sức khỏe tốt trong mùa hè này.

(Theo Viet Q)