Hạ tầng tỷ USD

So với các vùng khác, khu vực phía Nam TP.HCM tuy đi sau nhưng đang trở thành tâm điểm đầu tư nhờ vào chính sách phát triển hạ tầng ngày càng đồng bộ. Gần đây, khu vực này đã tập trung nhiều nguồn lực đầu tư vào giao thông, siết chặt kết nối các tuyến theo trục dọc.

Trong năm 2018, khu vực phía Nam TP.HCM tiếp nhận kinh phí đầu tư lên đến hơn 5 tỷ USD để phát triển loạt dự án như: Hệ thống hầm chui - cầu vượt tại ngã tư Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ; mở rộng đường Huỳnh Tấn Phát lên 30m; mở rộng đường trục Bắc - Nam đoạn từ Hoàng Diệu đến Nguyễn Văn Linh; mở rộng quốc lộ 50 thành 6 làn xe và dự án đường song hành quốc lộ 50; Cầu Thủ Thiêm 4 nối Q7 - Q2 vừa được chính thức khởi động; dự án tuyến Metro số 4 (Thạnh Xuân - Nguyễn Hữu Thọ - Khu đô thị Hiệp Phước) có kinh phí đầu tư hơn 97.000 tỷ đồng…

Đến nay, khu vực phía Nam TP.HCM hoàn thành nhiều quy hoạch quan trọng cho giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn tới năm 2030 như quy hoạch tổng thể phát triển giao thông, quy hoạch điểm đấu nối các tuyến quốc lộ N1, N2. Đồng thời, các tuyến quốc lộ 50 và quốc lộ 62 đã được nâng cấp và đi vào hoạt động hiệu quả.

{keywords}
Chi hàng tỷ USD đầu tư hoàn thiện hạ tầng, khu vực phía Nam TP.HCM ngày càng hình thành nhiều khu đô thị lớn

Là cầu nối giữa TP.HCM và ĐBSCL, khu vực phía Nam hưởng lợi lớn từ hệ thống đường cao tốc, trong đó, đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương là một điểm nhấn trong phát triển cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, đến năm 2020, khu vực còn có thêm tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành, giúp kết nối thuận tiện Cần Giuộc, Bến Lức (Long An) với Bình Chánh, Cần Giờ (TP.HCM) và Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai). Quy hoạch này cũng giúp gắn kết giao thương giữa khu vực phía Nam TP.HCM với hệ thống cảng quốc tế Cát Lái, Hiệp Phước, Cái Mép - Thị Vải và sân bay quốc tế Long Thành…

Ngoài ra, trên địa bàn còn có 3 công trình trọng điểm khác đang được triển khai là trục động lực TP.HCM - Tiền Giang - Long An, đường 830 trục Đức Hòa - Bến Lức và đường vành đai thành phố Long An. Tất cả mở ra cho khu vực phía Nam Sài Gòn cơ hội thu hút đầu tư đột phá, phát triển các khu đô thị vệ tinh liền kề TP.HCM.

Sức bật đô thị vệ tinh

Từ đầu năm 2019, trong khi thị trường bất động sản khu vực TP.HCM giảm nhiệt vì quỹ đất siết chặt thì các nhà đầu tư đã bắt đầu dồn về khu vực phía Nam. Với ưu điểm về vị trí, nền tảng đến từ hạ tầng, kết hợp với những giá trị vốn có khác, trong những năm trở lại đây khu vực phía Nam TP.HCM có nhiều bứt phá ấn tượng, trở thành điểm đến lý tưởng của khách hàng, nhà đầu tư.

Theo đề án Quy hoạch vùng TP.HCM, 3 huyện Cần Giuộc, Bến Lức, Đức Hòa trong tương lai sẽ là đô thị vệ tinh của TP.HCM. Đơn cử là Cần Giuộc, nhờ mạnh tay đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng, đang ngày càng thu hút đầu tư trong nước và quốc tế.

Hiện Cần Giuộc sở hữu nhiều KCN quy mô lớn như: KCN Đông Nam Á Long An, KCN Tân Kim, KCN Long Hậu... kết nối thuận tiện tạo trục phát triển với Khu đô thị cảng Hiệp Phước - KCN lớn nhất TP.HCM, cùng nhiều khu nhà xưởng đa dạng về quy mô với tổng số hơn 40.000 lao động. Điều này cho thấy trong tương lai nơi đây hứa hẹn trở thành một trong những đô thị sầm uất khu vực phía Nam TP.HCM.

Việc phát triển mạnh các KCN sẽ kéo theo một lượng lớn chuyên gia và người lao động từ khắp nơi đến sinh sống và làm việc. Những dân cư mới này không chỉ cần một nơi ở đáp ứng đủ các nhu cầu cơ bản thiết yếu mà xa hơn còn có mong muốn an cư, nghỉ dưỡng với các tiện ích chăm sóc sức khỏe, giải trí cho bản thân và gia đình. Nắm bắt được xu hướng đó, không ít các nhà đầu tư tên tuổi đã chi mạnh vốn đầu tư vào khu vực này, thị trường bất động sản khu vực này cũng nhờ đó mà khởi sắc rõ rệt.

{keywords}
Được quy hoạch trở thành cảng quốc tế, cảng Hiệp Phước là yếu tố góp phần hình thành nên khu đô thị Cảng sầm uất bậc nhất Đông Nam Á, thúc đẩy giá trị BĐS đô thị vệ tinh Nam TP.HCM

Trên thực tế, thời gian qua, khu vực phía Nam TP.HCM đã đón nhận làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ các tập đoàn lớn. Cùng với nhiều dự án tầm cỡ được đầu tư, một làn sóng giãn dân về các khu vực phía Nam TP.HCM đã diễn ra khá mạnh mẽ.

Nhận định về triển vọng của các đô thị vệ tinh liền kề TP.HCM, ông Nguyễn Hoàng - Giám đốc bộ phận R&D DKRA Vietnam cho biết: “Theo chủ trương phát triển đô thị vệ tinh, xu hướng giãn dân ra các vùng cận TP.HCM để khai thác quỹ đất rộng và xây dựng không gian sống chất lượng đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Sở hữu vị trí trọng điểm liên kết vùng, khu vực phía Nam TP.HCM có nhiều tiềm năng hình thành nên những trung tâm kinh tế và khu đô thị sầm uất.

Tính đến thời điểm hiện tại, giá đất trung bình tại các đô thị vệ tinh thuộc khu vực phía Nam TP.HCM như Cần Giuộc, Bến Lức... đang dao động ở mức 15 - 18 triệu đồng/m2, tăng từ 50 - 65% so với năm 2017. Sau khi hạ tầng giao thông được đầu tư hoàn thiện, giá bất động sản khu vực này sẽ còn bứt phá mạnh”.

Nhật Ánh