Sáng ngày 14/4/2019 (tức ngày mùng 10 tháng 3 năm Kỷ Hợi), UBND huyện Ba Vì (Hà Nội) đã chủ trì tổ chức long trọng buổi lễ giỗ Tổ Hùng Vương.

Clip trình diễn thời trang dân tộc Mường của đồng bào dân tộc:

Lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương – Ba Vì 2019 diễn ra trong 01 ngày được tổ chức trong khuôn viên của khu vườn hồng lớn nhất Việt Nam thuộc thôn Muồng Cháu, xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, Hà Nội.

Ban tổ chức cho hay, buổi lễ nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, đạo lý  'Uống nước nhớ nguồn', lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam trong lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; động viên các tầng lớp nhân dân hăng hái thi đua lao động, sản xuất.

{keywords}
Lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương – Ba Vì 2019 diễn ra trong 01 ngày được tổ chức trong khuôn viên của khu vườn hồng lớn nhất Việt Nam.

Buổi lễ cũng đề cao tính cộng đồng sâu sắc, gắn các hoạt động phần Hội phong phú nhằm tôn vinh các nét đẹp văn hóa của huyện Ba Vì nói chung và 7 xã miền núi tham gia trong chương trình nói riêng với các hoạt động vui tươi, lành mạnh, giáo dục truyền thống, hướng về cội nguồn, văn minh, tiết kiệm; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; kết hợp hài hoà giữa các hoạt động văn hoá dân gian truyền thống và hiện đại tạo sức lan tỏa rộng rãi. 

{keywords}
Đồng bào các dân tộc háo hức làm các lễ vật dâng tới Vua Hùng.

Sau phần dâng hương tưởng niệm và dâng lễ vật của các xã miền núi cùng du khách thập phương tại tượng Vua Hùng trong khuôn viên vườn hồng, phần Hội với nhiều phần thi rất hấp dẫn như: Phần thi văn nghệ, trình bày các tiết mục văn nghệ đặc sắc của 7 xã miền núi tham gia trong chương trình; phần thi trình diễn thời trang độc đáo, mang tính dân tộc.

Đây là 2 phần thi đặc biệt, thể hiện tính đoàn kết dân tộc của nhân dân miền núi huyện Ba Vì, cũng là giới thiệu bản sắc văn hóa tới dân chúng thập phương trên mọi miền Tổ quốc. 

{keywords}
Các hoạt động tại buổi lễ nhằm nâng cao đoàn kết dân tộc của nhân dân miền núi huyện Ba Vì.

Ông Nguyễn Tiến Sơn - Trưởng ban Tổ chức cho hay, ông sẽ thường xuyên vận động bà con các xã miền núi tham gia vào các hoạt động mang tính cộng đồng gắn kết này. Từ đó, nâng cao việc bảo tồn và phát huy bản sắc của văn hoá dân tộc.

Osin xứ người: Bưng bát cơm ngồi góc bếp, 2 hàng nước mắt chảy dài

Osin xứ người: Bưng bát cơm ngồi góc bếp, 2 hàng nước mắt chảy dài

8 năm làm thuê ở xứ người, cuộc sống của gia đình chị Hà nhanh chóng đi lên. Nhưng những đắng cay, vất vả trong suốt những năm xa chồng con, chị giữ cho riêng mình.

Bích Ngọc